Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ số người mắc bệnh hạ huyết áp ngày một gia tăng. Nhưng phần lớn mọi người đều thiếu hiểu biết và không quan tâm về bệnh hạ huyết áp nên đã thiếu sự đề phòng cũng như tìm hiểu về việc tại sao lại tụt huyết áp và ảnh hưởng của nó. Điều này đã làm lỡ đi mất cơ hội điều trị sớm và để lại những tổn thương nặng nề đối với não bộ và các cơ quan trọng yếu khác bên trong cơ thể, khiến cuộc sống càng trở nên mệt mỏi gấp bội phần.

Hạ huyết áp là gì? Huyết áp bao nhiêu là thấp, chỉ số nào cảnh báo bệnh?

Hạ huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Tụt huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên thể hiện khi tim co bóp để bơm máu) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới đo được khi tim nghỉ ngơi giữa hai nhịp co bóp) được tính bằng mmHg.

Ở người bình thường, huyết áp dao động ở mức 120/80 mmHg, tuy nhiên chỉ số này thay đổi không giống nhau ở các thời điểm trong ngày, tùy theo trạng thái cảm xúc, thời tiết, tư thế đứng ngồi…

Khi huyết áp dao động bằng hoặc nhỏ hơn 90/60 mmHg, chẳng hạn như 85/50, 90/50, 100/60, 100/70 thì đây là những chỉ số cảnh báo bạn đạng bị tụt huyết áp. Tình trạng này đối với phụ nữ dễ gặp hơn bởi nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên bị thay đổi, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, giai đoạn sau khi sinh và đang nuôi con nhỏ, cơ thể hay bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu…

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tụt huyết áp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta nên biết và khắc phục trước khi quá muộn.

  • Mất nước

Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày, khi bị tiêu chảy kéo dài, do tập luyện ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

  • Mất máu

Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể làm giảm huyết áp. Những trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm phẫu thuật, tai nạn hay nhiều nguyên nhân khác.

  • Cơ tim yếu

Nếu bạn bị yếu cơ tim, bạn rất dễ bị tụt huyết áp. Cơ tim yếu sẽ làm giảm lượng máu được bơm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Tất cả mọi người đều cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cũng như có chế độ ăn uống thật hợp lý và khoa học để sống khỏe mạnh. Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.

  • Mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác như: Các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, Các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết) hoặc uống một số loại thuốc không đúng với bệnh…

Tụt huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ?

  • Gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí có thể bị ngất.
  • Thường xuyên mệt mỏi, vã mồ hôi.
  • Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
  • Thở dốc sau khi leo cầu thang hay làm việc gì đó nặng nhọc.

Điều đáng lo ngại nhất là tụt áp thấp gây ra những ảnh hưởng đến tim và thần kinh trung ương, gây loạn nhịp tim, rối loại phát nhịp, nhịp nhanh cực phát… Bệnh cũng có thể gây tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

Tổng quan về bệnh hạ huyết áp

Chế độ ăn sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tụt huyết áp

Điều trị hạ huyết áp

Đôi khi dấu hiệu huyết áp thấp thoáng qua khiến người bệnh chủ quan không chú ý điều trị, tuy nhiên nếu để lâu nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường về sức khỏe. Do đó, ngoài điều trị giảm triệu chứng thì mục tiêu cần đạt được là làm sao để nâng cao chỉ số huyết áp bền vững.

  • Điều trị hạ huyết áp bằng thuốc

Thuốc sẽ rất hữu ích trong trường hợp biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị tụt huyết áp thường xuyên mà không rõ lý do, hơn nữa các thuốc điều trị hiện nay chỉ có tác dụng nâng cao chỉ số huyết áp và cải thiện các triệu chứng tạm thời, sau khi dừng thuốc các triệu chứng lại xuất hiện trở lại.

Bạn nên học cách nhận biết và xử lý khi gặp các triệu chứng của huyết áp trước khi bị ngất xỉu. Ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, bạn nên ngồi xuống, đưa đầu vào giữa hai đầu gối, hoặc nằm gác chân lên cao hơn mức tim của mình.

Bước tiếp theo, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý:

– Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và các tình huống có thể gây sợ hãi, căng thẳng tâm lý

– Ăn mặn hơn một chút, nhưng không nên dùng quá nhiều muối trong trường hợp đang có bệnh lý tim mạch khác.

– Uống nhiều nước.

– Tránh đứng lâu, nên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế liên tục một cách từ từ, tránh đột ngột, không vắt chéo chân khi ngồi.

– Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá.

–  Ăn đủ bữa, đủ chất nhưng không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ ra.

– Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao khả năng tự điều hòa huyết áp của cơ thể.

Bệnh hạ huyết áp có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta vì vậy cần phải biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hãy tập thói quen kiểm tra huyết áp hàng ngày tại nhà bằng máy đo huyết áp Visocor, Visomat hoặc đến các phòng khám kiểm tra sức khỏe định kì, nhất là đối với người lớn tuổi, người mang thai, học sinh, người lao động nặng… nhằm tránh những hậu quả không đáng có do tụt huyết áp gây ra.

Máy đo huyết áp VisocorVisomat là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn khi thực hiện đo huyết áp tại nhà. Máy được nhập khẩu 100% trực tiếp từ Germany và đặt các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Châu Âu.

Bạn có thể tham khảo giá hoặc mua online các sản phẩm máy đo huyết áp chính hãng của UEBE Vietnam TẠI ĐÂY.

mức độ tụt huyết áp là đặc biệt, tăng huyết áp để được bệnh nhân.

4.7/5 - (3 bình chọn)