Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) hiện nay đang khá phổ biến ở tất cả mọi người, kể cả ở nam giới lẫn nữ giới. Căn bệnh này xảy ra do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa Cacbohydrat khi hormone insulin bị thiếu hụt. Trong bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Dựa vào mức độ phụ thuộc insulin, bệnh tiểu đường sẽ được chia thành 2 tuýp khác nhau. Bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 là loại phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được và tiểu đường tuýp 2 là loại không phụ thuộc vào insulin.

  • Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đương tuýp 1 xảy ra có thể do các nguyên nhân sau đây:

– Do yếu tố di truyền: Nguyên nhân này có thể xảy ra khi bệnh có ở bố mẹ và truyền gen sang cho con.

– Do hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ kích thích tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta, khiến cho tuyến tụy suy giảm và khả năng sản xuất insulin trong cơ thể cũng mất đi.

– Do các yếu tố thứ phát: Các độc tố từ môi trường, thực phẩm và các loại virus xâm nhập vào cơ thể làm phá hủy tế bào beta gây nên bệnh lý tiểu đường.

  • Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe, chế độ sinh hoạt và nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân của tiểu đường ở dạng này là:

– Do di truyền: Cũng giống với tiểu đường tuýp 1, gen di truyền từ bố mẹ sang con đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khả năng sản xuất ra insulin của tuyến tụy.

– Do béo phì: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Đối với những người mập, có nhiều mỡ thừa thì lượng calo trong cơ thể cũng sẽ vượt khỏi giới hạn, kháng lại insulin. Nếu người bệnh không chịu vận động và sử dụng các phương pháp giảm cân thì sẽ càng làm tác động đến tuyến tụy, ép buộc phải sản xuất ra insulin. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tuyến tụy suy yếu và không còn khả năng sản xuất insulin nữa, gây nên bệnh lý.

Triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường

Những triệu chứng cơ bản cho thấy bạn đang có dấu hiệu bị tiểu đường là:

  • Đi tiểu nhiều lần

Người bị bệnh tiểu đường thường có nhu cầu thải lượng glucozo trong máu ra ngoài nhiều hơn so với người bình thường. Hơn nữa, khi bị tiểu đường thì thận sẽ yếu nên việc đi tiểu nhiều lần là điều dễ hiểu.

  • Thường xuyên đói bụng

Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể người bệnh sẽ có cảm giác “bị đói ảo” và luôn muốn được cung cấp thêm đường để các tế bào hoạt động.

  • Xuất hiện các triệu chứng trên da

Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ bị ngứa ngáy và da khô hơn, đặc biệt là ở những vùng kín như khu vực quanh cổ, nách, bẹn… Ngoài ra, tay chân sẽ bị tê, đau rát hoặc sưng lên do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

  • Luôn có cảm giác khát nước

Cơ thể của người bị tiểu đường sẽ thiếu nước và nhu cầu bổ sung nước tăng cao. Do đó, họ sẽ muốn uống nhiều nước, đồng thời để điều chỉnh lượng đường trong máu.

  • Vết thương lâu lành

Nếu trong quá trình bị bệnh, người bệnh bị chảy máu hoặc sưng bầm thì sẽ rất lâu lành. Bởi vì lượng đường trong máu quá nhiều phải lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm cho mạch máu bị tắc nghẽn và hư hỏng, không thể chữa lành vết thương.

  • Dễ nhiễm nấm men, vi khuẩn

Khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường sẽ trở nên rất nhạy cảm, nên dễ bị nhiễm nấm men, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

  • Luôn mệt mỏi và khó chịu

Lượng đường trong tăng cao lên sẽ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

  • Thị lực kém

Hình dạng thấu kính của mắt thay đổi dẫn đến độ khúc xạ cũng thay đổi theo nếu lượng đường trong cơ thể tăng. Điều này sẽ làm giảm chức năng thị lực của mắt.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Khi có dấu hiệu bị tiểu đường, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và phác đồ điều trị. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin do các tế bào beta không tiết ra được insulin cho cơ thể. Còn đối với tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần phải dùng các thuốc hạ đường huyết để cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin. Lưu ý khi dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp sau đây để tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách

Người mắc bệnh tiểu đường cần sắp xếp bữa ăn đúng giờ, không được bỏ bữa, nên ăn trái cây hoặc uống sữa không đường trước khi đi ngủ vào ban đêm. Khi ăn thì nên nhai kỹ, không nên ăn quá no, làm mọi việc để tạo cảm giác ngon miệng. Khi cần tuân thủ nguyên tắc ăn kiêng thì nên thực hiện từ từ để tránh tác động xấu đến đường huyết.

Về chế độ cung cấp chất dinh dưỡng, bạn cần bổ sung chất đạm, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, nấm, thức ăn được chế biến dưới dạng luộc, hấp, xào và nên hạn chế ăn thịt, chỉ ăn tối đa 2 bữa/ ngày. Ngoài ra, bạn cần kiêng cử các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán, các thực phẩm chứa nhiều chất béo và tuyệt đối không được uống rượu, bia.

  • Vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe

Khi đã có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường, người bệnh nên lập một chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày để đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe.

  • Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên

Hiện nay, theo nghiên cứu, có một số loại thảo dược rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường như mướp đắng, nha đam, húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thảo dược này hằng ngày để giúp bệnh ngày càng thuyên giảm tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiểu đường. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến UEBE để được tư vấn thêm nhé!