Xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe người bệnh

Một trong những việc được chỉ định khi đi khám bệnh đó là xét nghiệm máu. Vậy xét nghiệm máu để làm gì? Thực chất, việc xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa. Vậy nhưng, cụ thể các vấn đề liên quan đến xét nghiệm máu hay các chỉ số bạn đã biết chưa? Nếu chưa rõ bạn nên theo dõi bài viết sau để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và bổ ích về việc xét nghiệm máu.

Có cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu?

Có những người khi đi khám bệnh nhưng được chỉ định xét nghiệm máu lại lỡ ăn sáng trước khi đến và được dặn là phải chờ một thời gian mới xét nghiệm được. Vậy có cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu? Thực ra, không phải lúc nào bạn cũng phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Điều đó tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn được chỉ định sẽ làm.

Các loại xét nghiệm máu mà bạn cần phải nhịn ăn đó là xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm sắt trong máu, xét nghiệm cholesterol máu, xét nghiệm gamma-glutamyl transferase (đây là loại xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gan).

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm máu khác cũng được bác sĩ căn dặn là cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm là các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản, xét nghiệm bộ chức năng thận và xét nghiệm vitamin B12. Tuy vậy, việc nhịn ăn dù trong thời gian ngắn nghe cũng không dễ chịu tí nào.

 

Việc nhịn ăn tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn được chỉ định tiến hành

Kết quả xét nghiệm máu cho biết những gì?

Việc xét nghiệm máu cung cấp những thông tin cần thiết thông qua các chỉ số sinh hóa để bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm được chỉ định mà bác sĩ nhìn vào kết quả để đưa ra chẩn đoán. Chẳng hạn nếu được tiến hành xét nghiệm công thức máu, thông qua các chỉ số trên kết quả về lượng hồng cầu và bạch cầu, các tế bào máu… Người khám bệnh có thể được chẩn đoán các bệnh về máu hay các bệnh như viêm gan B, HIV…

Nếu đó là là xét nghiệm mỡ máu (xác định cholesterol trong máu) thì kết quả sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh liên quan đến tim mạch hay huyết áp. Nếu là xét nghiệm đường máu thì kết quả xét nghiệm máu của bạn sẽ có các thông số liên quan đến các căn bệnh như tiểu đường, nhiễm mỡ máu…

Mỗi loại xét nghiệm đều là cơ sở giúp các bác sĩ chuẩn đoán bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cũng là yếu tố căn cứ để bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống giúp bạn có được một sức khỏe tốt nhất. Việc xét nghiệm máu không hẳn là để tìm bệnh mà giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình, bởi không có gì quý bằng sức khỏe của bản thân.

Bao lâu thì có kết quả xét nghiệm máu?

Việc lấy máu xét nghiệm và chờ đợi khiến bạn thường có tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Sau khi lấy máu thì không biết bao giờ bạn mới có kết quả, phải chờ bao lâu? Thường tâm lí của người khám bệnh rất hay sốt ruột về sức khỏe của mình dù thời gian chờ đợi có ngắn đi nữa. Tùy vào loại xét nghiệm máu mà thời gian chờ đợi kết quả sẽ khác nhau.

Với những loại xét nghiệm đơn giản thì chỉ tầm hơn 1 giờ đồng hồ là bạn sẽ có được kết quả. Tuy nhiên, với những loại xét nghiệm máu phức tạp thì cần có thời gian để phân tích các chỉ số, bạn có thể phải chờ từ 3-4 giờ. Thậm chí, có những loại xét nghiệm máu liên quan đến những bệnh như HIV, ung thư… bạn sẽ được hẹn để lấy kết quả sau một thời gian vài tuần, thậm chí có thể đến một tháng.

Tùy vào loại xét nghiệm máu mà thời gian chờ đợi kết quả sẽ khác nhau

Làm sao đọc kết quả xét nghiệm máu?

Đã bao giờ bạn cầm tờ kết quả xét nghiệm máu trên tay và đọc rồi tự hỏi các chỉ số này là gì, làm sao để đọc hiểu nó? Đừng lo, nếu bác sĩ không giải thích bạn vẫn có thể hiểu được nhờ vào cách đối chiếu các thông số sau:

Nhóm GLUCOSE là đường trong máu, giới hạn bình thường từ 4,1-4,6mnol/l.

SGOT & SGPT: Đây là nhóm men gan với giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT.

CHOLESTEROL,TRYGLYCERID, HDL- CHOLES, LDL- CHLES là nhóm mỡ máu với giới hạn bình thường của các chỉ số cụ thể như sau:

– CHOLESTEROL: Từ 3,4-5,4 mmol/l

– TRYGLYCERID: Từ 0,4-2,3 mmol/l

– HDL- CHOLES: Từ 0,9-2,1 mmol/l

– LDL- CHLES: Từ 0,0-2,9 mmol/l

GGT (Gama globutamin) là nhóm miễn dịch cho tế bào gan với chỉ số bình thường từ 0-53 U/L).

URE (Ure máu) với giới hạn bình thường từ 2,5-7,5 mmol/l. Đây là sản phẩm thoái hóa quan trọng của protein khi được thải qua ở thận.

BUN (Blood Urea Nitrogen) được xác định bằng ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl. Bun là nitơ của ure trong máu với giới hạn bình thưởng từ 4,6-23,3mg/dl.

CRE (Creatinin) với giới hạn bình thường ở nam là 62-120 umol/l; ở nữ là 53- 100 umol/l. Chỉ số này giúp xác định được chức năng của cầu thận.

URIC (Acid Uric) là sản phẩm chuyển hóa base purin của AND và ARN với giới hạn bình thường ở nam là 180-420 umol/l; nữ từ 150-360 umol/l.

Nhóm kết quả miễn dịch với Anti- HBs là chỉ số cho thấy mức độ kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu, kết quả âm tính nhỏ hơn hoặc bằng 12mUI/ml.

Thông qua các nhóm kết quả, nếu chỉ số vượt mức hoặc thấp hơn nhiều so với giới hạn bình thường thì nó đang biểu thị sức khỏe của bạn có vấn đề và cần có định hướng  khám chữa bệnh đúng cách. Hãy tự học cách bảo vệ sức khỏe của mình và cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết được tình hình sức khỏe chi tiết hơn nếu như bác sĩ không giải thích.

Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì về sức khỏe thì nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp, chúng tôi không được phép tư vấn online về những vấn đề này.

5/5 - (2 bình chọn)