Làm gì khi bị nóng gan là thắc mắc của không ít người, nhất là những người tuổi trung niên thường hay uống rượu bia. Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ thì chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tình trạng nóng gan.

Thực phẩm dành cho người bị nóng gan

Protein (chất đạm)

Là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp, còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như đậu phụ,…Nghĩa là một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.

Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa, chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc).

Chất béo

Người bệnh nóng gan cần “giảm” các chất béo, kiêng ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.

Axid béo và omega 3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan. Điều cốt yếu là không dùng quá nhiều. Chú ý nên chế biến thực phẩm theo cách kho, nấu, luộc, hấp chứ, không nên rán.

Trứng

Có nhiều ý kiến khuyên kiêng trứng, nhưng thực tế cho thấy lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy nếu không bị dị ứng với trứng, người bị nóng gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.

Vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g). Trường hợp người cao tuổi có sức khỏe yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể uống thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố B complex hoặc viên đa sinh tố khoáng chất.

Hoa quả tươi mát

  • Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, viêm dạ dày mãn tính, giúp hồi phục gan và đồng thời tăng sức đề kháng;
  • Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư cùng các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và giảm huyết áp;
  • Gấc dùng để nấu xôi vừa ngon, đẹp lại nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt, gấc chứa nhiều betacaronten, là tiền sinh tố vitamin A, có lợi cho mắt. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa vitamin E, hữu hiệu để chống sạm da, khô da, rụng tóc;
  • Lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa;
  • Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan;
  • Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan;
  • Cây chó đẻ răng cưa, theo kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc, giã nát với muối chữa mụn nhọt, đặc biệt tốt cho gan bằng cách lấy 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc dùng để uống hàng ngày.

Người bị nóng gan nên kiêng ăn gì?

Các thức uống có chất cồn (rượu, bia…), thuốc lá, thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất là những loại mà người bị nóng gan nên tránh.

Người bệnh gan cần chú ý ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc hại vào cơ thể bì nếu ăn uống dư thừa dễ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Nên chọn thức ăn dễ tiêu, kiêng ăn bài bản khoa học chứ đừng kiêng quá mức dễ làm cơ thể bị suy nhược.

Riêng những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ.

Rate this post