Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Bệnh này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Một trong những phương pháp điều trị bệnh phụ khoa phổ biến là đặt thuốc vào âm đạo. Để hiểu rõ hơn về cách đặt thuốc vào âm đạo thì bạn không nên bỏ qua vài viết này nhé.

Thuốc đặt phụ khoa là gì?

Thuốc đặt phụ khoa có thể ở 2 dạng: viên nén hay loại viên trứng, viên nhét. Chúng đều là loại thuốc dùng đặt tại chỗ, gồm các chất kháng tác nhân gây bệnh, hay các chất làm thay đổi môi trường âm đạo nhằm điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đường sinh dục như viêm âm đạo, nhiễm nấm candida, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Hiện nay có 3 loại thuốc đặt âm đạo là thuốc chứa hormone estrogen (giúp quan hệ tình dục dễ dàng), thuốc chứa một kháng sinh (tiêu diệt 1 tác nhân gây bệnh) và thuốc chứa nhiều kháng sinh (tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh cùng lúc). Việc đặt thuốc trong nhiều trường hợp là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, sử dụng không đúng bệnh, không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả không đáng có.

cach dat thuoc vao am dao

Đặt thuốc vào âm đạo là một cách chữa viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa

Dùng đúng thuốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặt phụ khoa khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều chứa các thành phần như Metronidazole, Nystatin, Chloramphenicol, Dexamethasone acetate… có công dụng điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phải tùy vào từng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, đối tượng sử dụng có mang thai không… mà dùng loại thuốc phù hợp. Do đó, không nên tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám và có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng đúng liều lượng

Với từng mức độ bệnh cũng như loại thuốc bác sĩ kê đơn mà liều lượng dùng thuốc khác nhau. Một số loại thuốc chỉ cần dùng 1 liều duy nhất, dùng 2 – 3 ngày nhưng cũng có trường hợp cần sử dụng trong khoảng 1 tuần. Thông thường, việc dùng thuốc là 7 – 10 ngày, không được dùng quá 14 ngày.

Dùng đúng cách

Việc đặt thuốc vào âm đạo lần đầu có vẻ hơi khó khăn, nhưng nếu áp dụng đúng cách thì cũng không có trở ngại nào. Ngoài ra, cũng nên lựa chọn thời điểm đặt thuốc tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Kiêng quan hệ tình dục khi sử dụng thuốc

Tác dụng thuốc có thể giảm đi, đồng thời tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm cho bạn tình và khiến bạn tái nhiễm bệnh trở lại sau khi bệnh đã khỏi nếu trong thời gian chữa trị không kiêng cữ quan hệ tình dục. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong thời gian điều trị bệnh phụ khoa thì nên kiêng cữ “chuyện vợ chồng” cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Nếu không thể thì hãy sử dụng bao cao su cho mỗi lần “gần gũi” nhé.

Bạn nên kiêng quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc vào âm đạo

Cách đặt thuốc vào âm đạo đúng cách

Thuốc đặt vào âm đạo có thể ở dạng viên trứng hoặc viên nén cứng. Với viên trứng, có thể đặt thẳng vào âm đạo, còn với những viên nén cứng, khó tan, chị em cần phải làm ẩm viên thuốc khoảng 20 – 30s trước khi đặt.

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải là không vệ sinh tay cũng như bộ phận sinh dục sạch sẽ. Móng tay cũng cần phải cắt để tránh gây trầy xước bên trong.

Khi đặt thì kẹp viên thuốc vào giữa hai ngón tay rồi đưa sâu vào trong âm đạo, cần ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ngồi xổm hoặc đứng gác một chân lên ghế.

Về thời gian, tốt nhất nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ để giữ viên thuốc trong âm đạo còn nếu đặt thuốc vào ban ngày nên cố định thuốc bằng bông sạch và dùng băng vệ sinh, sau vài giờ thì thay bông và băng.

 

Nên đặt thuốc vào âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ

Lưu ý khi đặt thuốc vào âm đạo

  • Dùng thuốc đặc trị cho từng loại bệnh, dùng đủ liều khoảng 7 – 10 ngày hoặc tùy theo các loại thuốc đặt phụ khoa khác nhau. Phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua về đặt bởi thuốc không đúng sẽ không có tác dụng mà còn “rước họa vào thân”.
  • Dùng không đủ liều, không đều đặn hay lạm dụng dùng kéo dài có thể dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Khi bắt đầu dùng kháng sinh điều trị, thời gian lùi bệnh sẽ nhanh (giảm hẳn các triệu chứng ngứa, rát…) chỉ khoảng 3 – 5 ngày để khỏi bệnh hoàn toàn thì khó. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân khi thấy giảm các triệu chứng thì nghĩ là bệnh đã khỏi nên dừng lại. Thực chất là khi bị tấn công, vi khuẩn sẽ ngừng hoạt động tạm thời nên nếu không điều trị tiếp, vi khuẩn sẽ lại hồi phục, tiếp tục hoạt động dẫn tới kháng thuốc khiến quá trình điều trị khó khăn, bệnh hay tái phát, kéo dài dai dẳng.
  • Với trường hợp bệnh nặng nên kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt vào âm đạo theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin và hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo đúng cách để điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Chúc bạn sớm khỏi bệnh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)