Bạn chưa biết gì về bệnh viêm da cơ địa và không biết rằng bệnh viêm da cơ địa có hết không, vậy nên tham khảo những thông tin từ bài viết này để có hướng phòng bệnh cũng như chữa bệnh cho bản thân và người thân không may mắc phải nhé.

Viêm da cơ địa là bệnh gì

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát.

Độ tuổi và giới tính nào dễ mặc bệnh viêm da cơ địa

Tuổi phát bệnh: có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Người trưởng thành ít khi bị viêm da cơ địa.

Về giới: không khác biệt rõ rệt giữa tỉ lệ người mắc bệnh nam và nữ.

Yếu tố di truyền: 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.

Do dị ứng:

  • Protein lạ: trứng, sữa, thịt bò, thịt gia cầm;
  • Hải sản ôm, cua, cá, ốc;
  • Bọ nhà;
  • Nấm mốc;
  • Phấn hoa;
  • Biểu bì và lông súc vật

Các yếu tố kích hình thành bệnh 

  • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa;
  • Một số loại nước hoa và mỹ phẩm;
  • Các hoá chất như chlorine, dầu mỡ hoặc dung môi;
  • Cát, bụi bẩn;
  • Khói thuốc lá;
  • Sang chấn tâm lý;
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, thay đổi nhiệt độ đột ngột;
  • Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng;
  • Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng.

Biểu hiện của viêm da cơ địa: khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: “ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa”… Ngoài ra các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý có thể gặp như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông,… Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Người bệnh viêm da cơ địa cần làm gì

Điều quan trọng cần làm khi bị viêm da cơ địa đó là tránh chà xát, không gãi. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Bệnh này tuy dễ tái phát nhưng nếu biết giữ gìn và điều trị đúng cách vẫn có thể hết.

Chăm sóc da trị bệnh viêm da cơ địa

Các chất kích ứng như da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc, có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có PH trung tính để thay thế. Lưu ý nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều có thể làm tăng nặng triệu chứng.

Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.

Cần lưu ý tắm sạch sau khi bơi để loại bỏ chất sát khuẩn trong nước bể bơi còn tồn dư trên da vì các chất này có thể gây kích ứng da.

5/5 - (3 bình chọn)