Mang thai là một quá trình thay đổi cơ thể của người mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày cưu mang con trong bụng. Đối với phụ nữ, đây là điều thiêng liêng nhưng cũng vô cùng vất vả. Mang thai tháng thứ 7, cần phải chú ý những gì?

Thay đổi trọng lượng cơ thể

 

Bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 7 thực sự là một dấu mốc quan trọng, đáng nhớ. Đây là thời điểm mẹ cần tập trung tăng cân nặng cho em bé. Cơ thể của mẹ sẽ ngày càng nặng nề hơn, bụng bầu to lên đáng kể, vết rạn da xuất hiện nhiều lên, rõ và dài hơn.

Trong tháng này, thai nhi trong bụng mẹ được khoảng 1,1kg; dài 35cm và khuôn mặt đã bắt đầu hoàn thiện dần.

Trong bụng mẹ, da dẻ bé hoàn thiện dần, có sắc hồng. Cơ quan sinh dục cũng hoàn thiện dần đối với cả bé trai và bé gái. Bé biết mút tay khi vào thời gian cuối của mang thai tháng thứ 7, bộ não phát triển khiến bé nấc, khóc và có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài.

Cảm giác nóng bừng trong cơ thể

 

Bổ sung thêm rau và củ quả giúp mẹ giảm cảm giác nóng trong

Các mẹ mang thai tháng thứ 7 bắt đầu bị phù nề, ợ nóng và triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Cảm giác nóng trong người, táo bón song song gây khó chịu vô cùng. Bệnh trĩ có thể thường xuyên ghé thăm. Mẹ còn bị hành hạ bởi các cơn co thắt tử cung đau nhói. Để giảm bớt những khó chịu trong giai đoạn này, các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều và massage cơ thể đều đặn,…

Chứng khó thở xuất hiện do áp lực của thai nhi tác động lên phổi rất ngột ngạt và mệt mỏi.

Cảm giác nóng bừng trong người, hừng hực có thể khó thở, bực bội, khó chịu, mẹ có thể trang bị thêm một máy xông khí dung Domotherm đặt trong phòng. Máy sử dụng công nghệ phun sương tiên tiến, có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu vì khó thở hoặc viêm mũi dị ứng,..gây nên.

Những cơn co thắt giả

 

Tập thể dục phù hợp có thể hỗ trợ các mẹ dễ sinh hơn

Cơn co giả Braxton Hicks là một trong những điều cần lưu ý trong mang thai tháng thứ 7. Các mẹ sẽ cảm thấy các cơ tử cung siết chặt, xuất hiện cách nhau trung bình 20 phút hoặc lâu hơn. Những cơn co thắt giả này có nhiệm vụ lót đường cho cơn chuyển dạ thật sau này.

Trong thời điểm này, thai nhi cũng “quậy” hơn. Mẹ sẽ cảm thấy ít nhất có 10 chuyển động trong vòng hai tiếng do bé đá, cựa quậy hoặc cuộn mình. Đây là dấu hiệu cho thấy bé khỏe mạnh và phát triển ở mức bình thường. Các mẹ nên khám thai 2 lần/tháng khi bước vào tháng thứ 7.

Đau và sưng cơ bắp

 

Phù nề chân tay khi mang thai tháng thứ 7. Các mẹ sẽ đau chân tay, tê hoặc bị chuột rút thường xuyên. Mẹ có thể mắc chứng “RLS” – chân không nghỉ nếu như vận động mà chân không hết tê. Bụng phát triển lớn hơn, trọng lượng cơ thể tăng, máu dồn xuống chân gầy sưng cơ bắp và đau đớn nhiều hơn. Để giảm bớt hiện tượng này, hãy xoa bóp chân tay, vận động hợp lý và đúng cách. Nếu quá nghiêm trọng và khó chịu thì hãy xin sự tư vấn của bác sĩ hoặc sự trợ giúp của thuốc.

Rối loạn giấc ngủ

 

Rất khó khăn để ngủ tròn giấc và đều đặn cả đêm. Các mẹ phải liên tục trở dậy đi vệ sinh do tử cung lớn ép xuống bàng quang, khiến cho mẹ muốn tiểu. Cơ thể đau nhức do áp lực của bụng bầu, sự khó chịu do nóng trong người, chứng đau lưng càng nặng hơn. Thêm vào đó, dịch tiết âm đạo của mẹ có màu trắng và ra càng nhiều, chứng ợ nóng bức bối, sữa non rỉ ra từ vú,… khiến cho giấc ngủ khó êm đềm.

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu và thai nhi tháng thứ 7

 

Mang thai tháng thứ 7, mối quan tâm của các mẹ là những dấu hiệu chảy máu, chuyển dạ sớm hoặc những bệnh có thể gặp phải trong thời kỳ này là bệnh tăng huyết áp.

Các mẹ cần khám bác sĩ đều đặn và thường xuyên hơn. Trung bình là 2 tuần một lần.

Trong tháng này, nếu có thể, các mẹ nên ngưng những công việc không cần thiết để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân cũng như em bé trong bụng.

 

Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến

Không cần thiết phải lo lắng quá nhiều nếu như mẹ mang thai lần đầu. Hãy dành thời gian thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng và có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tinh thần thoải mái là điều cần thiết trong suốt cả thai kỳ.

Một loại bênh gây nguy hiểm khi mang thai nữa đó là ung thư vú. Các mẹ nên chú ý những dấu hiệu ung thư vú điển hình để có thể kịp thời phát hiện hoặc phòng tránh. Bệnh ung thư vú rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và ngày càng có nguy cơ lan rộng tới các nước đang phát triển. Dấu hiệu ung thư vú cũng rất dễ để các mẹ có thể tự mình kiểm tra. Vì thế, hãy bổ sung những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để có những hiểu biết nhất định bảo vệ sức khỏe chính mình và em bé.

Trên đây là những sự thay đổi của mẹ khi mang thai tháng thứ 7. Với thông tin bổ ích đó có thể hỗ trợ các mẹ bớt âu lo khi mang thai và “mẹ tròn con vuông” nhé!

 

3/5 - (2 bình chọn)