Thiếu máu làm cho cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh, cơ bắp yếu,…vì vậy người bệnh không được chủ quan. Ngoài việc tuân thủ phác đồ của bác sỹ, thì ăn uống bổ sung chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bài viết này xin bật mí 10 loại thức ăn bổ máu giúp các bạn an tâm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và nguời thân.

Ăn gì bổ máu?

Một câu hỏi rất thú vị, thức ăn bổ máu giúp cơ thể bạn bổ sung chất sắt ngăn ngừa thiếu máu, nhưng vậy trong món ăn hàng ngày bạn sẽ ăn gì bổ máu, thức ăn như thế nào và hàm lượng vi chất sắt trong thức ăn bổ máu đó ra sao. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé:

Thịt bò: là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ.

Hải sản: như cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi,… được liệt vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12 – loại vitamin ngăn ngừa mắc bệnh thiếu máu.

Trứng: chứa hầu hết các chất mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, cũng như tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể.

Gan: của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Chú ý là, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa kỹ càng, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.

Bí ngô: không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô có chứa rất nhiều sắt.

Khoai tây: nằm trong số những loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc… Hạn chế dùng khoai tây rán vì khoai tây rán có hại cho sức khỏe.

Bông cải xanh: bên cạnh việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C, còn chứa rất nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Ngoài bông cải xanh, các loại rau có lá màu xanh đậm như cần tây, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong… đều là những thực phẩm giàu sắt, cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt.

Nho: giàu sắt, phốt pho, canxi, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.

Mía: chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm,… (trong đó hàm lượng sắt là cao nhất), vitamin, protein, axit hữu cơ,… những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng, cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Mật ong: giúp tích tụ chất sắt trong máu, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

Ngoài ra còn nhiều thức ăn khác bổ máu, cung cấp hàm lượng chất sắt cao, nhưng không phải lúc nào bạn cũng ăn thường xuyên được. Ăn gì bổ máu? thiết nghĩ bạn cứ ăn uống cân bằng các thức ăn hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh sẽ giúp bạn có thể cường tráng hơn.

Thiếu máu không nên ăn gì?

Ngoài việc cân bằng chế độ ăn bằng các loại thực phẩm trên, thì người bị thiếu máu nên tránh xa một số loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu chất sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước ngọt có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao, hơn là với chế độ ăn giàu calci.

5/5 - (2 bình chọn)