Hầu như ai cũng bị bệnh mề đay một vài lần trong đời. Đặc biệt những ai “thịt độc”, tức là cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ dễ bị mề đay hơn những người khác. Cứ mỗi lần bị là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Để tránh bị nổi mề đay và nếu bị thì nhanh hết ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, thì chúng ta nên chú ý đến chế độ ăn uống.

Bệnh mề đay – nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm chỉ có thể làm giảm bệnh mề đay chư không thể giúp bệnh nhân trị khỏi 100%.  Một vài thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị mề đay có:

Rượu vang đỏ: cơ chế giải phóng chất gây dị ứng là histamin trong cơ thể sẽ bị hạn chế nhờ thành phần quercetin, từ đó hạn chế bệnh mề đay tái phát. Các loại thực phẩm khác cũng có chất này mà bạn có thể thay thế là rau bông cải xanh, quả táo đỏ.

Củ tỏi: tỏi hỗ trợ chữa dị ứng vô cũng hiệu nghiệm, dịch tỏi có thể ức chế các enzym chuyên tổng hợp và chuyển hóa những chất gây nhiễm trùng trên da. Đồng thời, củ tỏi cúng có nhiều vitamin C nên giúp làm lành vết thương nhanh hơn.

Thực phầm giàu omega 3: tìm thấy trong cá hồi, quả óc chó. Omega 3 có vai trò chuyển hóa những thành phần độc hại, có khả năng gây viêm da thành dạng lành tính hơn.

Đặc biệt, khi chúng ta ăn nhiều chất nói trên sẽ phòng chống các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Cây hương thảo: chúng ta thường bắt gặp mùi vị của loại cây này trong món sốt cà. Ăn hương thảo thường xuyên sẽ khiến tình trạng dị ứng không còn nhiều cơ hội để tái phát.

Thực phẩm không nên ăn

Kiêng thực phẩm giàu đạm

Với những người thường xuyên bị bệnh mề đay, dị ứng cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, công năng miễn dịch suy giảm và tăng mẫn cảm.

Những thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, cua, cá biển); thịt bò; thịt gà,… là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở nhóm đối tượng này.

Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng

Để làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người khó chịu, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn. Bởi vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng.

Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu,… bởi chúng có khả năng làm cho bệnh trở nặng.

Riêng đối với trẻ em: cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, bánh ngọt, kẹo ngọt, lòng trắng trứng,…

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối). Lý do vì các loại thực phẩm ấy dễ gây tổn thương đến niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng.

Những lưu ý khác về bệnh mề đay

Bên cạnh việc chú ý đến những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn, chúng ta nên chú ý tránh lạm dụng thuốc, năng tập thể dục,…

Tránh lạm dụng thuốc

Những vết mẩn ngứa mề đay không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, mà còn mang tới những cản trở cho công việc, cuộc sống. Ai cũng nôn nao nhanh hết bệnh cả. Đây chính là lý do các loại thuốc điều trị đặc hiệu được tin dùng.

Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận. Hơn nữa, điều này càng khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, dẫn đến việc bệnh dễ bị tái phát nặng hơn.

Siêng năng tập thể dục

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu không chỉ giúp giảm bớt nguy cơ bệnh tật mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái đồng thời đảm bảo cho môi trường sống xung quanh luôn thoáng đãng, sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa bệnh mề đay.