Viêm tai ngoài là một loại bệnh tuy không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì vậy khi có triệu chứng viêm tai ngoài bạn cần thăm khám sớm để biết được bệnh viêm tai ngoài điều trị như thế nào cho dứt điểm.

Viêm tai ngoài là bệnh gì và điều trị như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn, một số trường hợp có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.

Cách điều trị bệnh viêm tai ngoài ra sao?

Điều trị viêm tai ngoài do vi khuẩn

Trong trường hợp viêm tai ngoài do vi khuẩn, bạn có thể sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, hoặc có thể dùng thuốc nhỏ tai. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Trước khi nhỏ thuốc thì cần vệ sinh tai kỹ. Nếu tai bị sưng và hẹp do nhiễm trùng, thì bạn có thể đặt một ống nhỏ dẫn vào tai rồi nhỏ thuốc theo ống dẫn vào trong.

Một lưu ý nho nhỏ là nên làm ấm chai thuốc trước khi nhỏ bằng cách ủ thuốc trong tay vì khi nhỏ thuốc lạnh có thể gây chóng mặt.

Căn cứ vào tình trạng bệnh mà thời gian sử dụng thuốc khác nhau, nếu bệnh nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc trong 3 – 4 ngày, nếu bệnh ở mức độ nặng hơn thì thời gian điều trị có thể hơn 7 ngày.

Nếu khi bạn dùng thuốc nhỏ tai mà không hiệu quả, thậm chí tình trạng viêm nhiễm ngày một lan rộng hơn thì nên kết hợp sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ để trị bệnh dứt điểm.

Điều trị viêm tai ngoài do nấm

Nếu bạn bị viêm tai ngoài do nấm thì trước tiên cần hút hết chất bẩn trong tai, sau đó nhỏ thuốc có chứa chất acid vào ống tai để điều trị bệnh.

Bạn nên nhỏ mỗi ngày 3 – 4 lần và trong khoảng thời gian liên tục từ 5-7 ngày, nếu bạn sử dụng thuốc nhỏ tai mà không hiệu quả thì nên dùng đến thuốc đặc trị.

Bên cạnh việc điều trị bệnh thì bạn cũng nên giữ vệ sinh tai sạch sẽ, khi tắm xong nên lau khô tai, tránh để tai ẩm ướt dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Cách phòng bệnh viêm tai ngoài hiệu quả

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung và viêm tai ngoài nói riêng. Tuy vậy, việc phòng bệnh viêm tai ngoài không khó lắm. Chỉ cần tuân thủ một số hướng dẫn sau đây:

  • Tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi;
  • Gọi bác sĩ nếu các cơn đau kéo dài mặc dù đã điều trị hoặc nếu tai có cảm giác bị tắc;
  • Dùng thuốc nhỏ tai theo đúng theo chỉ dẫn;
  • Báo bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê toa;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt sau khi bắt đầu điều trị.

Những ai dễ mắc bệnh viêm tai ngoài hơn?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm khoang tai ngoài so với những người khác, trong đó phải kể đến:

  • Đi bơi thường xuyên;
  • Bơi trong nước có lượng vi khuẩn cao;
  • Ống tai hẹp, như trẻ em sẽ dễ dàng giữ nước lại trong tai làm nguy cơ nhiễm trùng tăng cao;
  • Làm sạch quá mức ống tai với tăm bông hoặc các vật dụng khác;
  • Sử dụng nhiều các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính;
  • Dị ứng hoặc kích thích da do trang sức, keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc.

Dù cho nguyên nhân gây viêm tai ngoài là gì, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay lặp tức để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.

5/5 - (1 bình chọn)