Sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa là điều cần thiết cho bất cứ ai trong chúng ta. Khi huyết áp tăng, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi thận suy thể tích dịch trong máu tăng. Vậy nên, việc tìm hiểu về căn bệnh này chua bao giờ là việc thừa trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được khuyến khích hiện nay gồm có nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc lợi beta, nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, nhóm thuốc đối kháng canxi,…

1. Nhóm thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà giúp giảm lưu lượng máu đi qua lòng mạch và đồng thời làm hạ huyết áp. Cơ chế của thuốc là làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp (giảm ứ nước). Khi bệnh tăng huyết áp nặng thêm, thì dùng phối hợp với thuốc khác theo tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.

Tên của thuốc thuộc nhóm lợi tiểu phổ biến gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren…

Chú ý, tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể và gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân và kèm theo mệt mỏi. Tác dụng phụ ít gặp hơn thường gặp ở người sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày làm tăng lượng đường trong máu, tăng acid uric máu hay gây mất cân bằng điện giải.

Vì vậy, nếu như bạn có bệnh lý đi kèm như tiểu đường hoặc gút thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Song song với việc điều trị bằng thuốc này, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ví dụ như chuối và nước cam để giúp bổ sung kai cho cơ thể.

2. Nhóm thuốc đối kháng canxi

Cơ chế của thuốc đối kháng canxi là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Thuốc hữu hiệu cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.

Nhóm thuốc đối kháng gồm có nifedipin, nicardipin, amlodipin, felidipin, isradipin, verapamil, diltiazem…

3. Nhóm thuốc chẹn beta

Nhóm thuốc chẹn beta trong thuốc điều trị tăng huyết áp có propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol… Nhóm thuốc này giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó, tim sẽ bơm ra một lượng máu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đập và đồng thời làm giảm huyết áp.
Đôi lúc cũng có một số tác dụng không mong muốn như: gây mất ngủ hoặc mệt mỏi, lạnh đầu chi, trầm cảm, và làm tăng nặng tình trạng co thắt phế quản ở người mắc bệnh viêm tắc phế quản phổi.

Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp Betaloc

Nhóm thuốc chẹn Beta trong điều trị bệnh tăng huyết áp

Nhóm thuốc chẹn alpha

Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Chúng sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu và làm co mạch, từ đó gây tăng huyết áp.

Do đó, nhóm thuốc chẹn alpha sẽ giúp ngăn các catecholamin liên kết với các thụ thể alpha và làm giảm huyết áp. Gồm có:

  • Cardura (Doxazosin mesylate)
  • Minipress (prazosin hydrochloride)
  • Hytrin (Terazosin hydrochloride)

Tác dụng bất lợi có thể gặp khi dùng thuốc nhóm trong chẹn alpha nhịp tim nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế. Để hạn chế tác dụng phụ, cần ngồi hay nằm nghỉ ít phút và chú ý theo dõi tình trạng của mình thường xuyên hơn.

4. Nhóm thuốc chẹn alpha-beta chữa tăng huyết áp

Gồm có: Coreg (carvedilol) ; Normodyne, Trandate (labetolol hydrochloride).

Nhóm thuốc này tạo ra hiệu ứng kết hợp giữa thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn beta, vừa giúp giảm co thắt mạch máu, vừa giúp giảm nhịp tim và giảm sức có bóp của tim.

5. Nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương

Các loại thuốc này giúp ngăn chặn não gửi tín hiệu sản xuất catecholamin, từ đó hạn chế co mạch máu, giảm áp lực máu và làm giảm huyết áp.

Gồm có:

  • Reserpin
  • Methyldopa
  • Clonidin…
  • Catapres (clonidine hydrochloride)
  • Wytensin (guanabenz Acetate)
  • Clorpres hoặc Combipres (clonidine hydrochloride và chlorthalidone)
  • Tenex (guanfacine hydrochloride)

Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

Sử dụng thuốc này có thể gặp khô miệng, táo bón, tụt huyết áp tư thế đứng, rối loạn cương ở nam giới.

Giới thiệu máy đo huyết áp Visocor

Để theo dõi thường xuyên tình trạng huyết áp của bản thân và người thân trong gia đình bạn nên sắm cho mình một máy đo huyết áp của hãng uy tín Visocor. Nhanh chóng nắm bắt tình trạng huyết áp để đưa ra phương án phòng ngừa bệnh xảy ra tránh những rủi ro nguy hiểm về tính mạng

Kiểm tra tăng huyết áp với máy đo huyết áp VISOCOR HM50

Hiện nay, các sản phẩm máy đo huyết áp của Visocor đã có mặt tại các cửa hàng thiết bị y tế và hiệu thuốc trên thế giới và được phân phối độc quyền tại Việt Nam từ năm 2016. Với các ưu điểm nổi bật như thiết kế và ứng dụng đơn giản, màn hìn lớn rất dễ sử dụng; cùng với dịch vụ bảo hành tốt đến 2 năm kèm theo chất lượng máy tuyệt vời sẽ làm cho quý khách hàng an tâm và tin tưởng tuyệt đối.

Bạn có thể tham khảo giá và mua sản phẩm TẠI ĐÂY.

4.2/5 - (16 bình chọn)