Bệnh nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân gì gây nên bệnh nhiễm trùng máu? Bệnh có nguy hiểm không? Có khó chữa không? Đó là tất cả những thắc mắc của các bạn khi nghe nói đến bệnh nhiễm trùng huyết.

Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này để bạn có thể kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình nhé!

Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn huyết, ngộ độc máu là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm. Là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương có khả năng đe dọa đến tính mạng. Bệnh nhiễm trùng máu xảy ra do cơ thể giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm bởi sự xâm nhập của các vi sinh vật và ký sinh trùng. Những phản ứng này sẽ tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể dẫn đến tổn thương gan, thận và làm cơ thể suy yếu nhanh chóng.

Tại sao lại bị nhiễm trùng máu?

Bệnh nhiễm trùng máu do các vi khuẩn Gram âm gây ra. Trường hợp ít gặp hơn là do vi khuẩn Gram dương hoặc tụ cầu, phế cầu. Nếu không phát hiện bệnh sớm thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tuần hoàn, suy gan, suy thận, suy hô hấp, rối loạn đông máu,…

Các trường hợp nhiễm trùng máu gia tăng phần lớn cũng do ảnh hưởng của tình trạng dân số lão hóa. Tình trạng các chủng virus, vi khuẩn kháng thuốc tăng lên cũng khiến cho việc điều trị bệnh khó khăn hơn.

Bệnh HIV khiến suy yếu hệ miễn dịch, bệnh ung thư do tác dụng của thuốc cấy ghép cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng máu.

Biểu hiện của nhiễm trùng máu là gì?

Bệnh nhiễm trùng máu sẽ có một loạt các triệu chứng sau đây : sốt, rét run, nhịp tim đập nhanh, rối loạn ý thức, rối loạn nhịp thở.

Khi độc tố được giải phóng sẽ dẫn đến tình trạng, bệnh nhân sẽ bị sốc nhiễm khuẩn, tụt H.A, rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp, rối loạn ý thức nặng,… bệnh nhân vẫn có thể tử vong dù điều trị tích cực và hợp thuốc do sốc nhiễm trùng.

Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu là :

  • Thân nhiệt thấp dưới 36 độ hoặc cao trên 38,6 độ
  • Nhịp tim nhanh tới mức trên 90 nhịp/phút
  • Nhịp thở cũng nhanh và gấp, trên 20 nhịp/phút

Khi bệnh trở nên nặng thì nhiễm khuẩn máu sẽ xảy ra tình trạng là :

  • Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh
  • Số lượng tiểu cầu giảm
  • Tình trạng tâm thần không ổn định
  • Tim đập bất thường
  • Đau vùng bụng
  • Khó thở
  • Sốc nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm tới mức nào?

Bệnh nhiễm trùng máu là căn bệnh cực kỳ, cực kỳ nguy hiểm. Tỉ lệ tử vong của người nhiễm trùng máu bị biến chứng sốc nhiễm khuẩn rất cao từ 40 – 60%.

Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng máu có thể xảy ra với trẻ sơ sinh từ rất sớm từ lúc mới chào đời hoặc một, hai tuần sau sinh.

Số người thiệt mạng do nhiễm trùng máu tại Anh lên tới 44.000 người. Nhiều hơn số người tử vong vì ung thư, tai nạn giao thông cộng lại.

Bệnh nhiễm trùng máu dễ tấn công nhiều nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể cướp đi sinh mệnh một người chỉ trong vòng vài giờ.

Những biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp; rối loạn đông máu; suy gan thận và các cơ quan nội tạng khác khiến bệnh tình không thể cứu chữa.

Bởi vậy, dù không hề có dấu hiệu đặc trưng nào nhưng nếu cảm thấy mệt mỏi và không kiểm soát được ý thức thì hãy tới bệnh viện ngay lập tức.

Cách tốt nhất là trong nhà bạn nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể khi cần thiết. Ví dụ như bệnh nhiễm trùng máu cũng có dấu hiệu đột biến khi nhiệt độ cơ thể quá thấp hoặc quá cao. Hãy sử dụng nhiệt kế Domotherm để có kết quả chính xác, tin cậy và độ nhạy cao. Đây là một sản phẩm uy tín được nhập khẩu từ Đức.

Bệnh nhiễm trùng máu chữa trị được không?

Nếu bệnh nhiễm trùng máu được phát hiện sớm và kịp thời chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị và trở lại phục hồi hoàn toàn.

Nhưng nếu không có phương pháp cần thiết ngay từ đầu thì bệnh sẽ trở thành sốc nhiễm trùng và gây tử vong. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để tiêm qua tĩnh mạch chống nhiễm trùng, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau.

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch, dùng máy để thở, thẩm phân máu để lọc thận.

Một số trường hợp cấp bách, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng máu.

Toàn bộ thông tin trên đây giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm: nhiễm trùng máu. Nếu như có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ gì, bạn nên đi xét nghiệm máu để có chế độ sinh hoạt hợp lý và được điều trị kịp thời.