Có bệnh có biểu hiện rõ ràng nên có thể chủ động ngăn ngừa và chữa trị đúng cách, nhưng không may, hiện nay bệnh thiếu máu cơ tim và những sự thật cần biết đó chính là nó có yếu tố thầm lặng và nguy hiểm. Càng chủ quan càng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm, thiếu máu cơ tim sẽ gây ra nhiều biến cố như: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim và một số rối loạn chức năng tim khác. Trong đó nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim

Triệu chứng thường gặp và một số người không nhận diện được cơn đau một cách rõ ràng, đó là cơn đau xuất hiện đột ngột ở ngực trái, lan dần lên phía trên cánh tay, sau cổ, dưới hàm và phía sau gáy. Kèm theo đó là các biểu hiện:

  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức;
  • Mệt mỏi rã rời chân tay;
  • Buồn nôn và ói mửa, buồn đi ngoài (dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm nên dễ nhầm lẫn);
  • Vã mồ hôi lạnh;
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực;
  • Chóng mặt, choáng váng.

 2 thể thiếu máu cơ tim theo y khoa

Thể không đau ngực (thiếu máu cơ tim thầm lặng): còn gọi là thiếu máu cơ tim không triệu chứng, không xuất hiện đau ngực trái và các dấu hiệu cảnh báo khác. Nếu có thì cũng rất mơ hồ với các dấu hiệu như tự nhiên cảm thấy không khỏe trong vài giờ hoặc mệt mỏi hơn ngày thường. Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường gặp ở người bệnh tiểu đường lâu năm, hoặc ở những người có ngưỡng chịu đựng đau cao hơn những người khác.

Thể đau ngực (thiếu máu cơ tim có triệu chứng): lúc đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, bị cú sốc gì đó hay gặp thời tiết lạnh làm co mạch,… Dần dà cơn đau ngực có thể xuất hiện kể cả khi bạn nghỉ ngơi, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi nhiều, choáng váng…

Biến chứng của thiếu máu cơ tim

Người bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị tốt có thể gặp phải một số biến chứng không hề nhẹ nhàng như:

  • Nhồi máu cơ tim;
  • Suy tim;
  • Rối loạn nhịp tim.

Xơ vữa động mạch , tắc động mạch dẫn đến trụy tim

Cách xử lý khi bản thân hay người kế bên bạn bị thiếu máu cơ tim

Khi bạn hoặc người bên cạnh có dấu hiệu thiếu máu cơ tim cấp, hoặc thấy có cơn đau ngực nhói nhói trái kéo dài hơn 5 phút, ngay lập tức cần được đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Nếu đang làm việc mà bị các triệu chứng này hãy lập tức dừng ngay công việc, ngồi/nằm nghỉ. Trường hợp đang lái xe trên đường, cần tấp xe vào lề đường và gọi điện thoại cho người thân để được đưa đến bệnh viện ngay. Đặc biệt với những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tắc hẹp mạch vành trước đó, thì sự chậm trễ trong việc cấp cứu sẽ làm tăng rủi ro cho người bệnh.

Thiếu máu cơ tim ngăn ngừa được không ?

Nguy hiểm là vậy nhưng bản thân chúng ta nếu duy trì được lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và năng tập thể dục sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải thiếu máu cơ tim.

Thay đổi lối sống cũng giúp ngừa thiếu máu cơ tim

Thay đổi lối sống không phải là phương pháp chữa trị ngắn hạn mà nó có tác dụng lâu dài. Nên tham vấn bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn rất tốt cho sức khỏe, tăng lưu lượng máu đến tim. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện cơn đau ngay cả khi nghỉ ngơi, thì một chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối sẽ là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.
Thực hiện chế độ ăn hợp lý

  • Nên ăn các loại thực phẩm sạch, tăng cường chất xơ, rau xanh, củ quả…;
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo…;
  • Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả để bổ sung vitamin. Trừ trường hợp đã có suy tim nặng sẽ cần hạn chế lượng nước uống vào trong ngày.

Ngoài ra, không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích và duy trì thái độ sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái nhất.