Bệnh rối loạn thần kinh tim được phát hiện lần đầu tiên bởi một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ và được phổ biến rộng vào thế kỷ XX. Rối loạn thần kinh tim – thường gây cho người bệnh và người nghe sự lo lắng, căng thẳng và ám ảnh về căn bệnh “khá khó hiểu”. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ mọi thông tin để giúp bạn có “cảm giác tốt hơn” về bệnh rối loạn thần kinh tim.

Rối loạn thần kinh tim là gì ?

Đau nhói tim, loạn nhịp thở báo hiệu rối loạn thần kinh tim

 

Theo wikipedia : “Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là cường giao cảm hoặc hay rối loạn thần kinh thực vật, là tên gọi chỉ chung các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân có liên quan đến tim như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, dễ choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim ngoại tâm thu. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, thiếu hơi thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè.”

Thực chất, rối loạn thần kinh tim thường khiến cho người bệnh tin rằng mình mắc bệnh tim. Tuy nhiên, trái tim của người mắc chứng rối loạn thần kinh tim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và cảm giác sợ hãi khiến cho triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Rối loạn thần kinh tim là triệu chứng của bệnh cường giao cảm, lành tính và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những người mắc rối loạn thần kinh tim thường bị đau tức ngực, đánh trống ngực, nhịp tim thất thường, mệt mỏi, choáng váng, bồn chồn, mất ngủ,…thậm chí đau dạ dày.

Làm thế nào để phát hiện rối loạn thần kinh tim

 

Rối loạn thần kinh tim thường không dễ chẩn đoán

Rối loạn thần kinh tim thường khó phát hiện ngay cả khi đi khám tim, xét nghiệm và đo điện tâm đồ. Bởi vì bệnh không tạo ra tổn thương thực thể nào tại tim.

Bệnh rối loạn thần kinh tim sẽ được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng sau đây :

  • Mệt mỏi : Bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức kéo dài trong thời gian khá lâu ngay cả khi mới thức dậy sau một giấc ngủ say. Thường sẽ là mệt mỏi tới mức khó hồi phục dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi, nhẹ nhàng.
  • Khó thở : Bởi vì cơ hoành vùng ngực bị co thắt và rối loạn chức năng nên gây ra tình trạng khó thở. Người bệnh thường tránh chỗ tụ tập đông người, cố gắng ngồi ở cửa sổ hoặc một nơi thoáng khi để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Giống như một người bình thường đã nhịn thở rất lâu và cần hít thở thật nhanh và liên tục. Người bệnh bị tăng thông khí.
  • Trong tình trạng này, nên trang bị trong phòng làm việc hoặc nhà bạn một máy xông khí dung Domotherm – chiếc máy nhập khẩu từ Đức với công nghệ phun sương hiện đại nhất hiện nay với sự giãn nở liên tục của chức năng hỗ trợ thở sẽ có hiệu quả mát xa và tác dụng tích cực tới hệ hô hấp giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó thở lập tức.
  • Đau ngực : Những cơn đau nhói từng cơn vùng ngực hoặc cơn đau mãn tính do mức độ nặng nhẹ của rối loạn thần kinh tim. Cảm giác từ đau âm ỉ đến đau liên tục, đến nhanh hay lâu tùy thuộc, vị trí đau không rõ rệt, có thể bị đau vào buổi sáng và xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
  • Đánh trống ngực : Tim đập “thình thịch” và loạn xạ trong ngực – đây là dấu hiệu bất thường về nhịp tim do rối loạn thần kinh tim gây ra. Thường xảy ra khi căng thẳng hoặc làm việc gắng sức.

Chóng mặt, choáng váng thường khá nguy hiểm

  • Chóng mặt : Khi nhìn thấy ánh sáng đột ngột, cảm giác quay cuồng, choáng váng thậm chí có thể không đứng vững hoặc muốn ngất. Đôi khi, đột nhiên cũng bị vậy. Trường hợp này đặc biệt cần tìm đến bệnh viện.

Nguyên nhân của rối loạn thần kinh tim

Hầu hết các trường hợp rối loạn thần kinh tim là do hệ thần kinh trung ương không ổn định. Một phần hệ thống bị tác động của bên ngoài bởi :

  • Rối loạn cảm xúc, lo âu căng thẳng kéo dài, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh
  • Môi trường sống chật chội, bí bách, thiếu oxy
  • Sử dụng thuốc điều trị hoặc các chất kích thích thường xuyên
  • Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thực phẩm ô nhiễm, độc hại

Giảm rối loạn thần kinh tim bằng liệu pháp tự nhiên

 

Tập yoga là liệu pháp tự nhiên hữu hiệu

Rối loạn thần kinh tim thường không có ảnh hưởng nghiêm trọng gì tới sức khỏe nhưng lại gây ra những bất tiện cho đời sống và sinh hoạt thường ngày.

Hơn nữa, rối loạn thần kinh tim thường tác động vào tâlm lý khá “nặng nề” khiến người bệnh âu lo, sợ hãi và có cảm giác “mắc bệnh” mà như “giả vờ” vì khi đi khám thường không được chẩn đoán bệnh rõ ràng. Bởi vậy, hãy áp dụng ngay những cách “hóa giải” bệnh tật sau đây :

Nên nghỉ ngơi hoàn toàn ở nơi yên tĩnh, trong lành, khoáng đạt, có chế độ ăn uống hợp lý, tốt lành.

Không sử dụng các chất kích thích gây hại như rượu bia, thuốc lá, cafe,trà…. Ăn nhiều rau củ quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ, thuận tự nhiên,…

Thay đổi môi trường sống, giảm stress, tránh những nơi gây căng thẳng tinh thần hoặc khiến bạn xúc động quá mạnh. Không nên đọc các truyện bi tình, xem phim hành động,…

Tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng. Tốt nhất là yoga hoặc thiền. Nên bổ sung thêm các loại vitamine nhóm B, C giúp thư giãn thần kinh và ổn định hoạt động của tim.

Rối loạn thần kinh tim hoàn toàn có thể “biến mất” nhờ lối sống lành mạnh và môi trường sống tốt lành, thoải mái. Bạn không cần phải quá “nghiêm trọng” căn bệnh này. Nếu như tình trạng không được ổn thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để được chỉ định thêm thuốc điều trị. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là nghỉ ngơi hợp lý, sống thuận tự nhiên và giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.