Có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ, bao gồm do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cho đến những yếu tố khách quan như mắc bệnh phụ khoa… Tuy đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu không nắm được nguyên nhân do đâu để phòng tránh và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng về sau. Trong bài viết dưới đây, chúng chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân phổ biến, bạn hãy thử tìm hiểu xem nhé!

Chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh nguyệt có thể xảy ra ở những cô gái độ tuổi mới lớn, khi mới bắt đầu có kinh hoặc có thể xuất hiện ở những người đã trưởng thành. Chậm kinh nguyệt chính là biểu hiện của chứng rối loạn king nguyệt, người phụ nữ đã đến thời điểm bắt đầu chu kỳ mới nhưng lại không thấy hành kinh.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày bắt đầu hành kinh (ngày ra máu) cho đến ngày trước khi xuất hiện đợt kinh nguyệt tiếp theo. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở người trưởng thành dao động trong khoảng 28 – 32 ngày. Nếu sau khoảng thời gian 32 ngày mà bạn chưa thấy có hiện tượng “đèn đỏ” thì chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng chậm kinh.

Những nguyên nhân chậm kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt rất thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân chậm kinh nguyệt cụ thể là gì. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia sản phụ khoa, tình trạng này xảy ra chủ yếu là do:

– Các yếu tố thuộc về tâm lý: Thường khoảng thời gian chuẩn bị rụng trứng, cơ thể của bạn gái sẽ rất mệt mỏi do lượng hocmone tăng kéo theo thân nhiệt tăng. Đặc biệt, đây chính là thời gian tâm trạng không ổn định. Nếu bạn gặp phải một chuyện buồn phiền, stress hay đang lo sợ điều gì đó sẽ tác động làm ức chế sự rụng trứng, khiến trứng rụng muộn hơn và kéo theo kỳ kinh cũng bị thất thường, lâu xuất hiện.

– Do chế độ sinh hoạt không hợp lý: Tất nhiên là nếu bạn có một chế độ sinh hoạt, làm việc không hợp lý, ngủ không đúng giờ đủ giấc sẽ làm phá vỡ nhịp sinh học cơ thể khiến rối loạn thời gian xuất hiện kinh nguyệt. Thức đêm nhiều, làm việc đầu óc căng thẳng mà không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi không những làm chậm kinh nguyệt mà còn hại sức khỏe, ảnh hưởng đến các bộ phận chức năng của cơ thể.

– Do vận động, tập thể thao mạnh: Nếu chị em luyện tập thể dục thể thao mạnh, tần suất cao và chế độ nghiêm ngặt hoặc lao động chân tay nặng nhọc sẽ làm mất năng lượng, hao tổn sức lực. Bản thân cơ thể phụ nữ luôn yếu hơn nam nhi, nên nếu hoạt động quá sức, căng thẳng sẽ gây ức chế thần kinh và khiến kinh nguyệt chậm.

– Do tăng hoặc giảm cân đột ngột: Nếu phụ nữ ép cơ thể mình tăng cân hoặc giảm cân đột ngột với khối lượng lớn trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sẽ làm cho lượng hocmone tiết ra không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.

– Chế độ ăn uống thiếu chất: Phụ nữ không nên ăn quá nhiều nhưng cũng không được ăn quá ít. Chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, protein và vitamin để bồi bổ cho cơ thể. Hạn chế ăn thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn vì có khả năng gây rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể mất nước, huyết áp giảm và làm kinh nguyệt không thể ổn định. Ngoài ra, chị em không được lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và chất chứa cafein.

–  Do tác dụng phụ của thuốc: Nếu trong tháng đó chị em sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… sẽ làm cho ngày “đèn đỏ” xuất hiện muộn hơn bình thường.

–  Do mắc bệnh phụ khoa: Chị em phụ nữ khi vệ sinh vùng kín không đảm bảo sẽ dễ mắc các bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung… Những căn bệnh này có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

– Chậm kinh sau hút hoặc nạo phá thai: Nhiều người khi bỏ thai thường sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt thất thường. Nguyên nhân có thể do quá trình tiểu phẫu có vấn đề, dẫn đến ứ huyết và trì trệ kinh nguyệt.

–  Do mang thai: Nếu trước đây bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng bỗng dưng lần này lại kéo dài hơn thì có thể bạn đã mang thai (trong trường hợp có quan hệ tình dục). Mang thai là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc chậm kinh hoặc mất kinh trong thời gian dài. Để biết chính xác mình có mang thai hay không, tốt nhất chị em nên sử dụng que thử thai sau 10 ngày kể từ lúc quan hệ. Một trong những loại sản phẩm tốt nhất trên thị trường hiện nay chính là que thử thai Cyclotest của thương hiệu UEBE.

– Do mãn kinh: Mãn kinh cũng là tình trạng kết thúc chu kỳ kinh nguyệt vĩnh viễn. Tuy nhiên, thông thường mãn kinh chỉ xuất hiện ở phụ nữ từ 50 – 55 tuổi.

Trên đây là những nguyên nhân chậm kinh phổ biến. Chị em hãy theo dõi xem mình đang gặp phải vấn đề nào nhé!

Làm thế nào khắc phục kinh nguyệt chậm?

Để khắc phục kinh nguyệt chậm, chị em cần:

– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để các bộ phận cơ thể có thể duy trì hoạt động ổn định. Hãy ăn thực phẩm giải nhiệt và tránh món cay, nóng.

– Đảm bảo thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp, không thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

– Lựa chọn những môn thể thao nhẹ, luyện tập đều đặn để tăng cường sức khỏe, máu huyết lưu thông.

– Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng và áp lực quá nhiều.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích và những chất có hại cho cơ thể.

– Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể cũng như vùng kín.

Nếu khi đã áp dụng những cách trên đây mà tình trạng chậm kinh vẫn tái diễn thì bạn cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Bạn không nên e ngại, dè dặt, để chậm kinh quá lâu vì có thể dẫn đến mất kinh và vô sinh. Hãy thực hiện điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng.

Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ và cách phòng tránh. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự bổ ích cho chị em nào đang gặp phải rắc rối này!