Viêm tuyến nước bọt là một chứng bệnh xuất hiện do vi khuẩn/ vi-rut nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác. Có nhiều điều bạn chưa biết và thậm chí có những sự nhầm lẫn về chứng bệnh này. Đó là những gì?

Nhầm lẫn giữa viêm tuyến nước bọt và quai bị

Quai bị và viêm tuyến nước bọt là 2 bệnh đều có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, hay gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Dù 2 bệnh có triệu chứng ở tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, thế nhưng hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau: bệnh quai bị có thể gây vô sinh, viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy cần phân biệt bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt đơn thuần để có hướng xử trí đúng.

Những điều cần biết về chứng viêm tuyến nước bọt

Các loại bệnh viêm tuyến nước bọt

  • Viêm tuyến nước bọt do vi-rut;
  • Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn;
  • Viêm tuyến nước bọt do lao;
  • Viêm tuyến nước bọt tự miễn;
  • Nang tuyến nước bọt;
  • Viêm tuyến nước bọt do thâm nhiễm;
  • Viêm tuyến nước bọt do sỏi.

Triệu chứng phổ biến của các loại bệnh viêm tuyến nước bọt

  • Có mùi bất thường hoặc mùi hôi trong miệng;
  • Không thể mở miệng hoàn toàn;
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc ăn;
  • Mủ ở trong miệng;
  • Khô miệng;
  • Đau trong miệng;
  • Đau mặt;
  • Đỏ hoặc sưng quanh hàm dưới tai, dưới hàm hoặc ở dưới miệng;
  • Sưng mặt hoặc cổ;
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác nữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé.

Những ai dễ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt?

  • Trên 65 tuổi;
  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên;
  • Không được chủng ngừa bệnh quai bị;
  • AIDS;
  • Hội chứng Sjogren;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Bệnh nghiện rượu;
  • Rối loạn ăn uống;
  • Xerostomia hoặc hội chứng khô miệng.

Người trên 65 tuổi dễ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt

Điều trị viêm tuyến nước bọt ra sao?

Điều trị bằng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau trong vòng 7 – 10 ngày theo kháng sinh đồ bằng đường uống hoặc tiêm. Có thể điều trị bổ sung bằng các loại kháng enzym.
Rửa ống tuyến thường xuyên một cách có hệ thống với các dung dịch kháng sinh. Rửa từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày, lặp lại trong vòng 4 – 6 tháng. Điều trị theo đúng phác đồ và phải kiên nhẫn mới bảo đảm dứt bệnh (thường ở tuổi thiếu niên). Theo một số chuyên gia, khoảng 80 – 90% bệnh nhân tự lành khi đến độ tuổi 13 – 15 tuổi, có thể do sự thay đổi hoóc môn ở tuổi trưởng thành.

Phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ;
  • Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng;
  • Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng;
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm;
  • Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ lưỡng bao gồm đánh răng và xỉa răng hai lần mỗi ngày.