Nhiều người rất hay nhầm lẫn bệnh hen suyễn (hay hen phế quản) với hen tim hoặc viêm phế quản, vậy làm cách nào để phân biệt, phát hiện bệnh, cũng như chế độ ăn uống thế nào là hợp lý là điều mà hẳn bạn quan tâm.

Những điều bạn cần biết về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh gì?

Hen suyễn là bệnh cơ năng của phổi với các biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt cơ trơn của phế quản.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn

Nguyên nhân chính dễ thấy đó là:

  • Dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa…
  • Các loại tôm, cua, cá, trứng.
  • Thay đổi thời tiết, gió mùa đông bắc lạnh như ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất rõ đến cơn hen.

Ngày nay, do môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nặng, niêm mạc phế quản bị kích thích không ngừng và do trạng thái quá mẫn cảm. Do vậy, người nào có cơ địa hay dị ứng thì rất dễ bị suyễn.
Hen suyễn thực chất không phải là bệnh lây nhiễm bạn nhé.

Những ai dễ mắc bệnh hen suyễn?

Có thể bạn chưa biết, một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen/suyễn.
Trong đó, có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen/suyễn:

  • Yếu tố di truyền. Nghĩa là, nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen/suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%); nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen/suyễn thì nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen/suyễn).
  • Cơ địa dị ứng. Cụ thể là những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng tiêu biểu là thở chậm, chủ yếu là thở ra, xảy ra đột ngột vào ban đêm, có báo hiệu bằng hắt hơi, sổ mũi. Đặc biệt là: không sốt.
Khám phổi lúc có cơn thấy lồng ngực không di dộng, nghe tiếng rên rít, rên ngáy trên phổi. Cơn giảm dần sau vài giờ, sau khi khạc được đờm ra cũng là lúc dễ thở.
Những triệu chứng thay đổi tùy theo thể nhẹ, vừa, nặng và một đợt hen như vậy thường kéo dài trong khoảng 07 đến 10 ngày.

Việc chuẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn bởi, trong giai đoạn 5 năm đầu đời, đặc biệt la trẻ sơ sinh thường mắc những bệnh có triệu chứng tương tự hen phế quản như viêm tiểu phế quản cấp tính, viêm phế quản co thắt, viêm phổi… Việc đo lưu lượng đỉnh chỉ được sử dụng ở trẻ lớn, nên rất khó đánh giá chức năng phổi ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, những trẻ nhỏ có hiện tượng khò khè có thể không mắc bệnh hen phế quản sau này. Do đó, bác sĩ thường khó chuẩn đoán con bạn bị hen phế quản ở giai đoạn này

Đừng nhầm lẫn hen suyễn với viêm phế quản và hen tim

Viêm phế quản thể hen do vi khuẩn, virus sẽ bắt đầu bằng triệu chứng sốt, có khạc đờm, khó thở giống như hen, nhưng không thành cơn rõ rệt. Có thể là viêm phế quản trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Còn hen tim chính là cơn phù phổi cấp do tim giống như hen, thường xảy ra ở bệnh nhân hẹp van hai lá, hở lỗ van động mạch chủ.

Người bệnh hen suyễn ăn uống thế nào

Những món nên ăn

  • Thức ăn chính: cơm gạo lứt 60%, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, bobo, mỗi thứ 10%.
  • Thức ăn phụ:

Hành củ: có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự hưng phấn của thần kinh, tăng sức đề kháng, chống stress (một trong các tác nhân gây suyễn). Có thể ăn sống hoặc xay hành củ trộn dấm, dầu vừng hoặc tương.
Tỏi: mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi nướng trong tro nóng hoặc trong than nóng. Khi lên cơn suyễn, kết hợp chà xát toàn thân bằng nước gừng nóng.
Khoai sọ, bí đỏ là thực phẩm giúp khử đờm.
Củ sen sống thái lát, nấu canh với phổi lợn, canh này rất tốt cho những người phổi hư nhược và hay ho.

Uống gì?

Nên uống ngó sen, đậu đen. Chế biến ngó sen, đậu đen thành món nước ép tổng hợp thì càng có hiệu quả với bệnh suyễn.

Những món nên kiêng

Bạn hay người thân lỡ có bệnh suyễn nên hạn chế dùng nhiều chất đạm động vật, cụ thể là không nên thường xuyên ăn nhiều thịt, trứng, sữa. Trong chất đạm của sữa, trứng… phân tử nhỏ bé thông qua thành ruột vào máu sinh ra dị ứng.