Việc dạy con cái luôn là ngưỡng khó nhất trong cuộc đời của mỗi người cha người mẹ. Con cái là niềm vui là động lực là sự hạnh phúc nhất trần đời, nên đôi khi vì quá nuông chiều hay vì sự thương con quá mức dẫn đến ảnh hưởng tương lai của người con. Những câu nói hay về việc dạy con cái được cha ông xưa đúc kết lại là kim chỉ nam cho các bậc cha mẹ các đời. Đó là những điều tuyệt vời để giúp dạy con cái có nền tảng phát triển tốt, trở thành con người hữu ích cho xã hội

Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi

Câu nói hay này thường dùng trong việc giáo dục trong gia đình, ông bà – cha mẹ dạy dỗ con cháu mình từ xa xưa. Ông bà xưa vẫn có câu đó làm kim chỉ nam để dậy con. Thế nên ở nhiều gia đình, chúng ta vẫn thường thấy người lớn dạy con bằng phương pháp này.

Đối với những đứa trẻ cứng đầu, nghịch ngợm một chút thì cần có những phương pháp mạnh để tạo cho trẻ tính kỷ luật, trẻ sợ thì lần sau mới không khóc lóc, mới vào nề nếp được.

Trong một số trường hợp con cái ngỗ nghịch, thì việc dùng đòn roi có thể một phần răn đe chúng, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng đòn roi nhiều sẽ ảnh hưởng tâm lý của trẻ.

Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, ra ngoài sẽ dễ gây gổ, đánh nhau với người khác. Bằng chứng là đa số các trẻ sớm đi vào con đường phạm tội hay nghiện ngập đều do cha mẹ dạy dỗ không đến nơi đến chốn và thường xuyên bị đánh đòn. Đánh con quá nhiều sẽ làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng xa cách.

Con hư tại mẹ, cháu hay tại bà

Câu này nói lên sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội – bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí.

Dĩ nhiên là một đứa con bị hư không chỉ tại bà mẹ, bà nội hay bà ngoại của chúng, mà có thể tại người cha, anh chị em trong gia đình, bạn bè, giáo dục trong học đường, những ảnh hưởng xấu của môi trường sống xung quanh.

Câu tục ngữ này đặc biệt nói lên sự liên hệ mật thiết của những đứa trẻ đối với những bà mẹ, bà nội bà ngoại của chúng. Chúng chịu ảnh hưởng nhiều từ những cách giáo dục và lối ứng xử của những người mà chúng thường xuyên tiếp xúc.

Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức

Cha mẹ chúng ta là những người luôn luôn tự hào về con cái mình, đặc biệt khi chúng thành công. Thế nhưng bạn có biết giá trị của một người con được nhìn nhận không chỉ ở sự giỏi giang, giàu sang, quyền quý, mà nó chính là được thể hiện qua chữ “hiếu” trong đạo làm con với cha mẹ.
Đạo làm con, đối với công đức sinh thành thì cần phải ghi lòng, tạc dạ. Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành ra chính mình mà còn là tấm gương sáng để bản thân mỗi người giáo dục cho con cháu thế hệ sau.

Ông cha ta có câu “lớp sóng trước đổ đâu , lớp sóng sau đổ đó”, hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ con cái bởi đó là quy luật nhận quả của cuộc đời.
Con cái dù trưởng thành vẫn mãi mãi còn bé bỏng trong vòng tay bao bọc, tình yêu thương “biển trời lai láng” của cha mẹ. Nhưng bạn cứ không thể cứ mãi ngây thơ và đón nhận chúng một cách vô điều kiện như thế được.

Sống hiếu thảo, làm tròn đạo con cũng chính là cách giúp cho bản thân mỗi chúng ta trưởng thành hơn, nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn, sống không chỉ biết nhận mà cần phải biết cho đi.

Từ đó mà bao đức tính tốt đẹp nảy sinh trong hành động, lối sống và cách suy nghĩ. Thiết nghĩ, “hiếu thảo là nguồn gốc của mọi đạo đức” là vì lẽ đó.