Bệnh đại tràng chính là căn bệnh về đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Người bệnh đại tràng nên ăn uống như thế nào là hợp lý và cần tránh những thực phẩm gì?

Thực phẩm nguời bệnh đại tràng nên ăn và kiêng cử

Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh đại tràng

Cần một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30 – 35 kcal/ kg mỗi ngày tuỳ theo thể trạng và cân nặng của từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Khi bị táo bón, người bệnh đại tràng cần giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose,…). Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa và không nên ăn quá no.

Khi bị tiêu chảy, lưu ý là tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.

Nên dùng các thực phẩm như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải. Những thực phẩm được cho là rất có lợi cho người bệnh đại tràng.

Thực phẩm mà người bệnh đại tràng nên tránh gồm những gì?

Bên cạnh việc sử dụng những thực phẩm có lợi và đầy đủ chất dinh dưỡng thì những người bị viêm đại tràng cũng nên chịu khó thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý. Tránh xa những thực phẩm dễ làm bệnh viêm đại tràng nặng thêm.

Dưới đây là các thực phẩm mà người bị bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn như:

  • Không ăn các chất xơ dạng không tan (cellulose) để hạn chế sự cọ xát của thành ruột;
  • Những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao khó tiêu như: đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm hay hành củ cũng nên hạn chế sử dụng;
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê, trà, các loại đồ uống có chứa cồn, gas, cafein,…Vì những loại đồ uống này khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng của bệnh và còn khiến bệnh viêm đại tràng trở nặng;
  • Không ăn những đồ ăn cay, nóng, thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn hóa chất;
  • Không hút thuốc lá;
  • Với bệnh nhân bị viêm đại tràng dạng táo bón thì nên hạn chế sử dụng các chất béo, thực phẩm có chứa nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong,…Do khi bị bệnh này, khả năng hấp thụ của cơ thể kém đi. Ăn vào dễ bị đầy hơi và tiêu chảy;
  • Không nên ăn các loại gia vị và nước sốt có chứa nhiều chất béo như mayonaise, hoặc nước sốt chuyên dùng trong các món mì, vì trong một số trường hợp có thể khiến chứng viêm loét đại tràng trầm trọng thêm.

Người bị bệnh viêm đại tràng nên ăn đúng giờ, ăn đủ bữa. Không nên ăn các món ăn lạ. Ngoài việc ăn uống điều độ và đúng đắn cần có tinh thần lạc quan, yêu đời hơn sẽ giúp kết quả điều trị tiến triển tốt hơn. Năng tập thể dụng để tăng cường sức khỏe, tránh xa muộn phiền và căng thẳng.