Glucose – một từ có xuất xứ từ Hy Lạp, vốn có vai trò rất quan trọng trong thế giới sinh vật và gần gũi với đời sống con người chúng ta.

Tìm hiểu thú vị về Glucose

Glucose là gì?

Khi được hỏi Glucose là gì, bạn sẽ tìm hiểu ra nhiều điều thú vị quanh khái niệm này.

Chính xác, Glucose là một loại đường đơn giản, một loại gluxit tiêu biểu, cũng là đường hexose nhờ vào cấu trúc phân tử mang 6 cacbon.

Tính chất và trạng thái của Glucose

Không ngọt bằng đường mía, Glucose thực chất là một tinh thể rắn, không màu và rất dễ tan trong nước.

Glucose hiện diện trong cây (cành, hoa, quả lá, rễ), đặc biệt có nhiều trong quả nho chín, mật ong; ngoài ra còn có nhiều trong cơ thể con người và động vật.

Chức năng của Glucose

Glucose có chức năng quan trọng trong hầu hết mọi mặt đời sống con người.

Giúp các hỗn hợp giữ lâu

  • Bánh kẹo lâu mềm và khô
  • Hỗn hợp nước và đường mịn màng khi làm kem
  • Bảo quản thực phẩm lâu hơn

Glycogen

Glucose bên cạnh đó còn được trữ ở gan dưới dạng glycogen, là nguồn năng lượng trực tiếp và chủ yếu của cơ thể con người.

Tạo năng lượng

Với sự sống, glucose được dùng để tạo năng lượng cần thiết diễn ra trong tế bào.

Xét nghiệm Glucose (xét nghiệm đường huyết)

Xét nghiệm Glucose để làm gì

Người ta tiến hành xét nghiệm Glucose nhằm để đo lượng đường trong máu, phát hiện trường hợp tăng hoặc giảm đường huyết, giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Thời điểm nào thích hợp xét nghiệm Glucose

Có thể tiến hành xét nghiệm Glucose một cách ngẫu nhiên, khi đói hoặc khi no. Nếu lấy mẫu đo đường huyết vào lúc đói thì thích hợp nhất là 8 đến 10 tiếng nhịn đói.

Kết quả xét nghiệm Glucose có ý nghĩa gì?

Nồng độ đường huyết cao thường là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Vậy nên, kết quả xét nghiệm Glucose là cơ sở quan trọng để phát hiện và chẩn đoán bệnh.

Nồng độ Glucose tăng – giảm trong các trường hợp nào

  1. Glucose tăng trong các trường hợp:
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm tụy cấp hay mãn tính
  • Bệnh về tuyến yên hay thượng thận
  • Viêm màng não
  • Stress
  • Choáng váng
  • Bỏng
  • Nhiễm độc giáp nặng…
  1. Glucose giảm trong các trường hợp:
  • Bệnh u tuỵ
  • Thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận
  • Xơ gan
  • Rối lọan hệ thần kinh tự động…