Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay, bệnh gây cảm giác khó chịu và e ngại cho người mắc. Chính vì e ngại, nên một số người không đi khám và điều trị tích cực, để khi tình trạng diễn tiến nặng hơn rất khó chữa.

Hiện nay ở các trung tâm y tế chuyên khoa có nhiều phương pháp trị sùi mào gà, tùy vào mức độ bệnh và sức đề kháng của người bệnh mà có liệu trình phù hợp. Một trong những phương pháp phổ biến điều trị căn bệnh này đó là đốt. Nghe vậy nhiều người bệnh thắc mắc đốt sùi mào gà có đau không và có dứt điểm không? Sau khi đốt bệnh nhân cần làm những gì?,…

Đốt sùi mào gà đau không? Có hết luôn không?

Thực tế cả việc đốt sùi mào gà bằng điện, hay bằng laser đều gây đau ít nhiều. Y học hiện đại ưa chuộng phương pháp đốt sùi mào gà bằng laser. Cảm giác đau sẽ từ từ giảm, sau vài ngày là hết. Đốt sùi mào gà bằng laser được thực hiện rất nhanh chóng, hạn chế tối đa tổn thương.

Tuy nhiên, ở trong một mức độ nhất định, chỉ có thể triệt tiêu được các u nhọt chứ không chắc diệt tận gốc virus. Thế nên tốt nhất bạn hãy sinh hoạt lành mạnh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa không chỉ bệnh sùi mào gà, mà còn nhiều căn bệnh xã hội đáng lo ngại khác.

Sau khi đốt bệnh nhân cần làm gì?

Sau tiểu phẫu, bệnh nhân cần chú ý thực hiện những biện pháp theo tư vấn của bác sỹ để tránh bị lại. Ngoài việc giữ vệ sinh, kiêng cử sinh hoạt tình dục, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, tránh thuốc lá, rượu bia,… thì người bệnh cần chú ý đi tái khám mỗi 3-6 tháng một lần để tầm soát bệnh

Giữ vệ sinh cho cơ thể theo lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa bằng nước muối ấm loãng. Sau khi vệ sinh xong, dùng khăn khô chấm sạch vùng tổn thương, tránh để vùng tổn thương bị ẩm ướt. Bởi vì như vậy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, lở loét diện rộng hoặc khiến bệnh tái phát lại sẽ rất khó để điều trị.

Chú ý đặc biệt khi đi vệ sinh sau đốt sùi mào gà

Nếu bạn đốt sùi mào gà ở cơ quan sinh dục thì cần chú ý vấn đề đi vệ sinh sau khi đốt sùi xong. Để tránh việc đi vệ sinh khiến phân và nước tiểu dính vào vùng tổn thương, thì trước khi đi vệ sinh, bạn có thể dùng gạc sạch băng kín vùng tổn thương lại. Khi đi vệ sinh xong bạn phải lau rửa sạch sẽ, tránh để phân hoặc nước tiểu dính vào vết thương gây viêm nhiễm. Còn đối với đốt sùi mào gà ở miệng, mắt, môi, lưỡi,… bạn cần hết sức chú ý vấn đề ăn uống để tránh làm tổn thương vùng đốt sùi.

Tránh việc quan hệ tình dục sau khi điều trị

Quan hệ tình dục sau khi đốt sùi mào gà sẽ làm tổn thương niêm mạc và vùng da vừa tiểu phẫu. Thời điểm này rất nhạy cảm, virus của bạn dễ truyền bệnh sang bạn tình. Việc quan hệ đồng tính, hay quan hệ bằng miệng cũng có những rủi ro tương tự dù bạn sử dụng các biện pháp bảo vệ.

Khi đốt sùi mào gà sau một thời gian từ 3 – 6 tháng, dù bệnh không tái phát, bạn vẫn không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Khi quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng bao cao su để tránh rủi ro đối với cả hai. Đặc biệt, việc chung thủy với bạn tình rất quan trọng, vì quan hệ ngoài luồng với nhiều đối tượng khác nhau sẽ rất dễ lây nhiễm căn bệnh tình dục này.

Dẫu sức khỏe đã ổn định, bạn vẫn nên đến bác sĩ nam khoa, phụ khoa định kì sau 3 – 6 tháng để kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện sùi mào gà, bạn đừng quên xét nghiệm các bệnh xã hội khác để phòng tránh, hoặc có phương pháp chữa trị thích hợp.

Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Việc thư giãn tinh thần đối với bệnh nhân sau thực hiện tiểu phẫu rất quan trọng. Tình trạng căng thẳng, lo lắng, chỉ làm bệnh tình nặng hơn mà thôi. Việc ngủ đủ giấc và phân bổ thời gian nghỉ ngơi chuẩn xác là rất cần thiết. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Tránh sử dụng những chất kích thích rượu bia thuốc lá

Ăn ngủ điều độ đúng giấc để tăng cường sức đề kháng cũng như tăng cường miễn dịch cơ thể.

Ngoài ra, nhớ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt để đảm bảo vùng đốt sùi ở cơ quan sinh dục luôn khô khoáng, không bết dính. Đồng thời chịu khó thường xuyên vệ sinh chăn, màn, quần áo, đảm bảo những vật dụng cá nhân này phải khô thoáng và sạch sẽ.

“Lưu ý: Chúng tôi không có quyền trả lời về các vấn đề y học-sức khỏe, mọi thông tin chỉ là để tham khảo được tổng hợp. Để có sự tiên liệu tốt nhất cho vấn đề của bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên môn và lắng nghe lời khuyên.”

4.5/5 - (2 bình chọn)