Đau nhức cơ bắp làm giảm đi hiệu suất hoạt động của con người, một tác nhân gây ra sự mệt mỏi, chán nản công việc, phiền muộn trong cuộc sống. Đây là một triệu chứng của bệnh lý cơ xương khớp phổ biến hiện nay

Nguyên nhân và triệu chứng của đau nhức cơ bắp

Nguyên nhân sâu xa của đau nhức cơ bắp

  • Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến hấp thu can xi, khiến xương mềm hơn và có thể bị đau;
  • Thiếu sắt có thể dẫn đến đau nhức cơ;
  • Stress: các hoóc môn stress khiến cơ phải căng ra chống trả;
  • Các bệnh lý như suy nhược cơ thể, nhược giáp, bệnh do vi rút, tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, gan, thận,…

Một số nguyên nhân dễ thấy của đau nhức cơ bắp

Khi cơ bắp phải vận động liên tục suốt một khoảng thời gian dài, lượng acid lactic tụ lại ở các mô cơ cùng lưu lượng tuần hoàn máu giảm, không đủ cung cấp cho các mô cơ, gây uể oải, đau nhức cơ bắp rất khó chịu.

Các nguyên nhân chính đó là:

  • Ngồi lâu, đứng lâu, sai tư thế cũng là nguyên nhân gây mỏi cơ;
  • Chấn thương, va đập có thể ảnh hưởng đến các cơ xương gây đau nhức;
  • Thiếu vitamin D là thủ phạm phổ biến nhất, bên cạnh đó vitamin A, C, B1 cũng có tác động đến gây mỏi đến cơ xương;
  • Thời tiết thay đổi, vào mùa lạnh bệnh đau mỏi cơ bắp xảy ra phổ biến;
  • Chơi thể thao nhiều hoặc ít vận động cũng là nguyên nhân gây đau mỏi cơ bắp, đau vai gáy, đau lưng;
  • Cơ bắp đau mỏi có thể xảy ra do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh, nội tiết.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau xơ cơ, nhược cơ.. cũng gây đau mỏi cơ bắp.

Làm gì khi bị đau nhức cơ bắp?

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đau nhức cơ bắp

Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, mỏi mệt ở bắp tay, bắp chân, đùi, lưng,… Đi kèm với biểu hiện đau mỏi là căng thẳng, nhức đầu, mất tập trung, tư duy kém từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, vận động mạnh sau một thời gian dài không chơi thể thao sẽ khiến người bệnh thấy đau nhức, đặc biệt khi ngồi xổm, leo dốc, chạy xuống cầu thang,…Đau tăng khi hoạt động mạnh và giảm khi dừng lại nghỉ ngơi.

Cách đối phó với đau nhức cơ bắp

Ăn nhiều đạm sau khi tập luyện

  • Bữa ăn giàu protein có trong cá, trứng và đậu đỗ có thể giúp ích cho cơ, nên bổ sung cho bữa ăn sau khi tập;
  • Uống nhiều nước, hạn chế cà phê và bia rượu;
  • Không tắm nước nóng ngay sau khi tập, thay vào đó hay thử chườm đá ngay sau khi tập để làm chậm lưu lượng máu và ổn định nồng độ hoóc môn.

Thử dùng ma giê

Ma giê rất quan trọng để thư giãn cơ, vì thể bạn có thể dùng các thuốc giãn cơ hoặc chống viêm nếu thấy đau nhiều. Các chuyên gia khuyên nên tắm bằng muối Epsom và nước tạo bọt ma giê để giảm đau nhức cơ bắp.

Đừng quên vận động – ngay cả trong ngày nghỉ

  • Máu đến cơ càng nhiều, thời gian hồi phục sẽ càng nhanh, kéo giãn nhẹ nhàng và trở lại với các hoạt động bình thường sẽ là cách tốt nhất;
  • Đi bộ trong những ngày nghỉ giữa các buổi tập nặng là cách tốt để hồi phục chủ động;
  • Mát xa cơ có thể giúp ích đối với đau cơ do mọi nguyên nhân và hỗ trợ cho điều trị. Nó giúp cơ thể thư giãn cả trước và sau khi stress xảy ra.
5/5 - (3 bình chọn)