Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng bệnh lý thường gặp ở những người đã trưởng thành. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, bất tiện trong sinh hoạt thường ngày và cản trở khả năng vận động cũng như hiệu suất làm việc. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh.

Thế nào là đau dây thần kinh liên sườn?

Hệ thống dây thần kinh liên sườn là những rễ dây thần kinh tủy ngực đoạn phía trước có chức năng chi phối da và cơ ở ngực và bụng. Cùng với các mạch máu, dây thần kinh liên sườn sẽ tạo thành những bó mạch và nằm cố định dưới mỗi xương sườn. Do đó, có thể hiểu, đau dây thần kinh liên sườn được xem là một hội chứng tổn thương của các rễ thần kinh liên sườn.

Khi khu vực phía trước ngực của bạn bị đau nhức một bên (có thể bên trái hoặc bên phải), rồi lan dọc theo mạng sườn đi ra phía sau cột sống lưng thì có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh liên sườn. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, cả nam lẫn nữ, dễ gặp ở đối tượng lao động nặng hoặc chơi thể thao quá sức. Người mắc phải bệnh lý có thể khó chịu suốt ngày và đêm, sờ nắn vào càng tăng cảm giác đau, đặc biệt là khi thời tiết chyển lạnh. Có nhiều người bệnh đau ngay cả khi hít thở, vận động, thay đổi tư thế đã dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày, gây sụt cân và stress nghiêm trọng.

Đau dây thần kinh liên sườn do đâu?

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tiên phát bệnh, chỉ có thể phỏng đoán là do thời tiết lạnh hoặc do vận động mạnh, sai tư thế.

Đối với nguyên nhân thứ phát, bệnh có thể xảy ra do:

  • Do bị lao cột sống hoặc ung thư cột sống:

Trường hợp bệnh do vấn đề này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên. Thông thường, bệnh diễn biến nhanh chóng và khá nặng. Bệnh thường gây đau nhói ở 2 bên sườn, bó chặt lấy ngực, tình trạng nặng thêm nếu đổi tư thế hoặc vận động. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt về chiều, mệt mỏi, giảm cân nhanh.

  • Do bệnh lý tủy sống:

Đau dây thần kinh liên sườn có thể do nguyên nhân của các bệnh lý về tủy sống như u ngoại tủy, u rễ thần kinh. Đau dây thần kinh liên sườn ở trường hợp này là dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm nhất. Nếu trường hợp đau liên sườn trong giai đoạn bệnh ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối thì đây được xem là triệu chứng phụ.

  • Do chấn thương cột sống:

Chấn thương cột sống cũng là một nguyên nhân gây nêm tình trạng đau dây thần kinh liên sườn. Những trường hợp bị chấn thương như tai nạn, bị đánh, bị ngã, lao động nặng nhọc… là nguyên nhân thường thấy nhất.

  • Do nhiễm khuẩn:

Đau dây thần kinh liên sườn có thể xảy ra khi mắc bệnh zona thần kinh do virut Herpes Zoster gây ra. Khi bị đau do nhiễm khuẩn thường sẽ có 2 giai đoạn chính gồm giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng. Ở giai đoạn cấp, người bệnh sẽ bị đau ở một mảng sườn và xuất hiện mụn nước, lan rộng ra khu vực có dây thần kinh liên sườn. Sau khoảng một tuần thì những thương tổn này sẽ khô lại và bong tróc, chuyển sang giai đoạn di chứng, để lại sẹo và những cơn đau kéo dài hàng tháng.

  • Các nguyên nhân khác:

Người bị đau dây thần kinh liên sườn có thể do nhiều nguyên nhân khác như mắc bệnh tiểu đường, viêm đa dây thần kinh, sức đề kháng yếu, nhiễm độc một số kim loại nguy hiểm…

Cách chủ động phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn

Bệnh đau dây thần kinh liên sườn nếu xảy ra sẽ gây không ít phiền toái cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc điều trị bệnh cũng mất khá nhiều thời gian, công sức, sự kiên trì. Do đó, cách tốt nhất, mỗi người nên chủ động phòng tránh, loại trừ căn bệnh ra khỏi cuộc sống. Để làm được điều này, mỗi người cần:

Thực hiện chế độ làm việc và vui chơi hợp lý

  • Khi mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn, cần hạn chế làm việc nặng nhọc, vận động quá nhiều, cần xây dựng một chế độ làm việc thật khoa học, phù hợp với sức khỏe, không nên làm việc với một cường độ quá mức trong thời gian dài.
  • Cần luyện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày. Hãy dành từ 15 – 30 phút để chơi những môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho xương như đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga… Điều này không những giúp bạn tránh mắc bệnh đau thần kinh liên sườn mà còn giúp cơ thể luôn mạnh khỏe.
  • Mỗi người cần tập tư thế đứng, ngồi, nằm đúng khoa học. Khi ngồi và đứng thì thẳng lưng, đầu – cổ – lưng tạo thành 1 đường thẳng, không gập người về phía trước. Đặc biệt khi đứng thì chân rộng ngang vai, vai mở rộng ra sai. Khi nằm thì có gối mềm, độ dày vừa phải, nằm ngửa hoặc nghiêng bên phải nhưng phải có gối kê chân.

Đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Tuy bệnh đau dây thần kinh liên sườn không có liên quan nhiều đến việc ăn uống và cũng không cần kiêng kem thực phẩm quá nhiều nhưng mỗi người cũng tự tạo cho mình một thực đơn dinh dưỡng đảm bảo khoa học, tốt cho thần kinh và hệ xương để hỗ trợ việc ngăn chặn bệnh.

Trong bữa ăn thường ngày, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất đạm và chất canxi trong các loại đậu, trứng, cá biển, sữa…. Ăn rau xanh, hoa quả chín để cung cấp vitamin A, B, C, D bổ dưỡng cho có thể.  mọi người nên đảm bảo lượng chất đạm và canxi cần thiết; tăng cường rau xanh, hoa quả chín để bổ sung các vitamin như A, B, D.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết, giúp mọi người phát hiện bệnh cũng như có thể ứng phó kịp thời với những tình trạng xấu nhất.

Trên đây là những chia sẻ của UEBE về bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ thực sự bổ ích giúp bạn phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thêm nhé!