Cao huyết áp còn được gọi tăng huyết áp, là một phổ biến trong cộng đồng. Sự thật là, bệnh cao huyết áp đang ngày càng gia tăng do hầu hết những thức ăn chúng ta ăn hàng ngày đều không an toàn cho sức khỏe. Cao huyết áp có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi nếu bạn không biết cách tự bảo vệ sức khỏe mình. Vậy cụ thể tình trạng cao huyết áp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây.

Thế nào là cao huyết áp, huyết áp cao?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch tăng cao khiến tim phải hoạt động nhiều và mạnh hơn để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận và hàng loạt những tai biến về não như xuất huyết não, thiếu máu não…

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg

Bệnh nhân có thể được coi là bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp là 135/85 hoặc cao hơn, trong một số tuần. Hoặc cũng có thể được coi là cao huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp (tâm thu hoặc tâm trương) đạt ngưỡng lớn hơn mức trên trong một số tuần.

Một số nguyên nhân gây cao huyết áp

Huyết áp cao do rất nhiều nguyên nhân, song có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình sau:

– Làm việc căng thẳng, quá sức, bị stress

– Thừa cân, mỡ máu cao

– Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều

– Bệnh nhân đái tháo đường

– Ngồi làm việc quá lâu, lười vận động

– Thiếu hụt vitamin D

– Thiếu hấp thu canxi, kali, magie

– Người có thói quen ăn mặn

– Yếu tố gen di truyền…

Bệnh cao huyết áp có gây nguy hiểm không?

Bệnh cao huyết áp lâu dài, không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, mắt và các mạch máu. Cụ thể:

Suy tim: Các thống kê cho thấy, có tới 90% các trường hợp mới mắc suy tim có tiền sử bị cao huyết áp. Khi tim phải thường xuyên gắng sức để chống lại sức cản của thành mạch, cơ tim sẽ dần dày lên và mất tính đàn hồi, sau đó nó trở nên phì đại và mỏng hơn, làm giảm sức co bóp của tim, cuối cùng dẫn đến suy tim.

Loãng xương: Làm tăng lượng canxi trong nước tiểu gây loãng xương.

Tổn thương thành mạch máu: Gây sơ vữa động mạch dẫn đến đau tim và đột quỵ

Tai biến mạch máu não: Trên não, tăng huyết áp có thể gây tai biến mạch máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp.

Suy giảm thị lực, suy thận:  Huyết áp cao còn có thể làm thiệt hại tới các mạch máu nhỏ trong thận và mắt, dẫn đến suy thận, giảm thị lực và mù lòa.

Thế nên, khi phát hiện bản thân bị bệnh cao huyết áp cần đi thăm khám ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Chữa trị cao huyết áp như thế nào?

Chữa trị cao huyết áp gồm có 2 biện pháp: Không dùng thuốc và dùng thuốc.

Biện pháp không dùng thuốc.

  • Bỏ hoặc không hút thuốc lá.
  • Ăn uống hợp lý: Ăn nhạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali và ăn nhiều cá, ít mỡ động vật.
  • Uống rượu bia ít và điều độ hoặc bỏ hẳn.
  • Kiểm soát cân nặng. Giảm nguy cơ béo phì ở những người thừa cân, người béo phì bị cao huyết áp chiếm tỷ lệ rất lớn.
  • Tăng cường rèn luyện thể lực ở mức độ trung bình: mỗi ngày 30 – 45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn.
  • Đi bộ điều độ mỗi ngày.
  • Giữ bình thản, tránh xúc động mạnh và stress

Biện pháp này do người bệnh tự thực hiện.

Biện pháp dùng thuốc.

  • Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người.
  • Mỗi viên thuốc có một số phận, vậy nênn gười bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống.
  • Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh.
  • Biện pháp không dùng thuốc là cách thức chữa trị đầu tiên, bổ trợ và song hành với cách chữa bằng thuốc.
  • Do tính chất mạn tính, tốt nhất người bệnh nên chữa trị tại nơi mình cư trú. Và nên chữa trị càng sớm càng tốt.

Những thông tin trên có lẽ đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về cao huyết áp, huyết áp cao. Nhưng để đảm bảo sức khỏe luôn tốt, luôn ổn định thì  hãy liên tục tìm hiểu và cập nhật thông tin về bệnh cao huyết áp nhé! Chúc bạn luôn khỏe.