Trĩ là một căn bệnh khó nói và gây nhiều nỗi mặc cảm cho người bệnh, tuy nhiên, đừng vì vậy mà không chiụ tìm hiểu cách trị bệnh trĩ hiệu quả từ các kênh thông tin cũng như từ bác sỹ chuyên khoa bạn nhé!

Đối tượng như nhân viên văn phòng, công nhân, tài xế, phụ nữ mang thai… đều dễ mắc phải. Nếu bệnh mới khởi phát bạn có thể thử áp dụng các biện pháp tự chữa tại nhà.

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

Mẹo nhỏ vô cùng đơn giản, cắt một trái đu đủ xanh, còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên.

Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Dùng rau diếp cá

Ăn sống hoặc uống nước rau diếp cá, dùng rau diếp cá để xông hơi hoặc đắp lên vùng bị trĩ.

Hoặc, có thể dùng rau diếp cá đã phơi khô hoặc lá diếp cá tươi để nấu nước xông hơi và ngâm hậu môn trong vòng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể giã nhuyễn rau diếp cá rồi đắp vào nơi bị sưng tấy ở thành hậu môn.

Cây thiên lí giúp trị bệnh trĩ

Cây thiên lý có thể được sử dụng để giảm sưng tấy và đau rát hậu môn, giúp vết lở loét nhanh lành lại.

Hái 1 nắm lá thiên lý (lá non), rửa sạch rồi mang giã lẫn với 1 chút muối ăn. Sau đó cho thêm 1 chút nước vào rồi đun sôi. Tiếp theo khi hỗn hợp này đỡ nóng (ấm) thì dùng vải sạch lọc lấy nước cốt.

Cuối cùng hãy lấy bông gạc thấm nước hỗn hợp này và đắp trực tiếp lên hậu môn (nhớ là chỉ đắp sau khi đã vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc thuốc tím). Duy trì 2 lần 1 ngày tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất tốt.

Xông hậu môn bằng thảo dược

Có rất nhiều loại thảo dược trong dân gian được dùng để nấu nước xông vùng hậu môn bị trĩ như lá trầu không, lá ngải cứu, lá sung, cúc tần, lá lốt, nghệ vàng,… chọn 2 hoặc 3 trong những loại lá này rửa sạch bỏ vào một nồi nhỏ, cho vào 2 lít nước rồi đun sôi. Để cho bớt nóng rồi đổ ra chậu.

Xông hậu môn với loại dung dịch này khoảng 10 phút, sau đó lau khô hậu môn bằng khăn mềm. Nên xông vào cuối ngày, lúc đói bụng, sau khi tập thể dục, đi bộ. Cần kiên trì xông trong khoảng 2-3 tháng sẽ có kết quả rất tốt.

Đối với những trường hợp trĩ nặng, cần phải làm phẫu thuật cắt trĩ. Người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa trĩ để an tâm hơn.

Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lí

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ hình thành nên bệnh trĩ, vì thế khi muốn khỏi bệnh trĩ tại nhà thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn.

Thói quen ăn uống: việc thực hiện uống nhiều nước hơn và nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: trái cây, rau, củ, quả,… rất lợi cho tiêu hóa.

Nên hạn chế một số loại thực phẩm gây trĩ thêm nặng như: ớt, cà ri, hạt tiêu, các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia,…

Thể dục thể thao thường xuyên: chịu khó kết hợp việc rèn luyện thể dục ngay tại nhà khoảng 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ như đi bộ, chạy bộ,…rất tốt.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Có thể vệ sinh bằng cách dùng nước ấm pha loãng cùng chút muối ăn để rửa vùng hậu môn nhằm sát trùng và giảm đau, tránh viêm sưng rất tốt mà bạn nên làm.

Các bài tập hay chữa trĩ tại nhà

Ngoài ăn uống, tập luyện bài bản sẽ giúp khỏi trĩ và hạn chế không bị tái phát.

Bài tập 1:

Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 đến 30 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần.

Bài tập 2:

Tập khi đi bộ. Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều.

Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3-5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1-2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1-2 lần.

Bài tập này còn tốt cho những người bị các chứng tiểu tiện không tự chủ, dò hậu môn, sa trực tràng.

Bài tập 3:

Ðứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo.

Mỗi ngày tập 2 lần. Làm khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.

Bài tập 4:

Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền. Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu.

Giữ tư thế này khoảng 3-5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày tập 2-3 lần.

Về nguyên lý các bài tập trên gần giống nhau, có thể tùy theo điều kiện thời gian và môi trường sinh hoạt của mình mà chọn bài tập thích hợp.

“Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì về sức khỏe thì nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp, chúng tôi không được phép tư vấn online về những vấn đề này”