Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi vì khi mắc phải tiểu đường, hàm lượng đường trong máu người bệnh sẽ luôn cao, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt. Nếu người bệnh không có chế độ ăn uống đúng cách thì bệnh sẽ lâu hồi phục. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan đến chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Đây là một căn bệnh được nhiều bác sĩ đánh giá khá nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy, bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Trái cây, rau xanh, các loại củ quả

Trái cây, rau xanh và các loại củ quả là sự lựa chọn thích hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bởi vì những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng cao, giúp người bệnh có khả năng chống lại bệnh lý.

Ngoài ra, người bị tiểu đường được khuyến cáo cẩn thận với những thực phẩm chứa nhiều carbohydrat. Trong khi đó, rau xanh, trái cây lại có hàm lượng carbohydrat và lượng calo khá thấp nên người bệnh có thể yên tâm trong việc dùng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe. Người bệnh nên chọn các loại rau cải, rau bina, cam, chanh, bưởi, dâu tây… để bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Khi bị tiểu đường, thường sẽ kéo theo huyết áp tăng, nên người bệnh cũng nên tập trung ổn định huyết áp bằng cách giảm hàm lượng cholesterol, cung cấp thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.

Những chất béo lành mạnh được hiểu là những chất béo đơn không bão hòa, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những thực phẩm chứa chất béo đơn không bão hòa có thể kể đến như: bơ, dầu oliu, dầu hạt cải, lạc, hạnh nhân…

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giúp ngăn chặn và giảm thiểu hàm lượng đường vượt quá mức quy định trong máu. Bạn nên ăn nhiều bột yến mạch, hạt kê, bánh mì nguyên hạt….  vì đây là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, chất xơ.

Cá biển, hải sản

Cá, tôm, sò… là thực phẩm chứa nhiều omega 3, giàu chất đạm nên tốt cho người bị tiểu đường cũng như giúp điều hòa tim mạch. Bạn có thể chọn cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu để nấu dưới dạng hấp thay vì chiên xào để giảm thiểu dầu mỡ.

Thịt bò

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn thịt nạc, đặc biệt là thịt bò. Bởi vì thịt bò sẽ chứa protein, ít chất béo bão hòa, giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu. Cho nên thịt bò chính là một trong những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên bổ sung một cách hợp lý cho cơ thể của mình.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Theo ý kiến từ nhiều bác sĩ cho biết, người bị tiểu đường hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, hoặc chứa nhiều carbohydrat, cụ thể như sau:

Thực phẩm ngọt

Bánh kẹo, nước ngọt… là những thực phẩm có nhiều đường hóa học nhân tạo nên dễ làm lượng đường trong máu tăng, khó hồi phục bệnh. Ngoài ra, những thực phẩm có chứa đường tự nhiên như mía, hoa quả chín cũng nên hạn chế tối đa.

Thực phẩm nhiều tinh bột

Tinh bột là chất mà hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng, điển hình như cơm. Tuy nhiên, người bị tiểu đường lại bị khuyến cáo nên hạn chế dùng tinh bột nhiều. Do đó, không những cơm mà các thực phẩm như bún, phở, cháo… cũng cần chú ý khi sử dụng, tránh vượt quá mức cho phép. Bạn có thể nấu súp, gạo lứt… để thay thế. Ngoài ra, những loại củ quả như khoai tây, ngô… cũng không nên ăn quá nhiều.

Chất béo bão hòa

Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều mỡ như thịt heo, nội tạng động vật, trứng… Đặc biệt, người bệnh không nên ăn thực phẩm đóng hộp như mì ăn liền, các thực phẩm gói sẵn như xúc xích, thức ăn nhanh. Bởi vì chứa nhiều cholesterol cũng như chất bảo quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ bé phì và khó kiểm soát đường huyết.

Trái cây khô

Mặc dù trái cây có chứa nhiềm hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là những loại tránh cây tươi chứ không phải trái cây khô. Những loại trái cây khô thường được sấy và chứa nhiều đường, càng làm tăng lượng đường trong máu lên cao, không có chức năng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh.

Sữa, bơ, phomai

Sữa, bơ là những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nó lại không hoàn toàn phù hợp với người bị tiểu đường. Chất béo trong những thực phẩm này sẽ góp phần làm giảm đề kháng và hạn chế sự sản xuất insulin trong tuyến tụy. Do đó, bạn nên lưu ý không phải lúc nào cũng dùng sữa khi bị bệnh là tốt đâu nhé. Nếu có, thì nên chọn loại sữa không đường, tách béo để không làm bệnh nghiêm trọng thêm.

Bia, rượu, thức uống có cồn

Bạn tuyệt đối phải tránh xa rượu, bia khi đã được xác định bị bệnh tiểu đường. Những thức uống  như vậy sẽ làm bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Do đó, bạn không nên tự hại sức khỏe của mình bằng các loại thức uống này.

Những lưu ý về chế độ sinh hoạt của người bị tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không chỉ đảm bảo có chế độ ăn uống phù hợp mà còn cần xây dựng một lối sống lành mạnh.

  • Ăn tối đa ngày 2 bữa, sắp xếp thời gian ăn hợp lý và đúng giờ. Khi ăn nên nhai kỹ, từ từ và không nên ăn quá no.
  • Phân bố thời gian ngủ nghỉ, làm việc hợp lý. Nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, không ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Cần vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn. Hãy chọn cho mình môn thể thao nhẹ để chơi mỗi ngày.

Trên đây là những chia sẻ của UEBE về “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?”. Để giúp nhanh chóng khỏi bệnh, mỗi người cần tự thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn!