Bệnh hen phế quản là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao? Người bị bệnh hen phế quản có nguy hiểm hay không? Cách phòng chống ra sao? có lẽ đây là băn khoăn của rất nhiều người. Đặc biệt là những ai đang bị hen phế quản. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta dễ dàng phòng tránh và đối phó với căn bệnh này. Nếu bạn đang băn khoăn về bệnh hen phế quản thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quản là một căn bệnh mãn tính đang rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, tại Việt Nam có tới khoảng 10% – 15% số người mắc bệnh so với phạm vi toàn cầu.

Vậy, bệnh hen phế quản là gì? Có thể hiểu rằng, bệnh hen phế quản (hay còn được gọi bằng tên dân gian là bệnh suyễn). Đây là tình trạng viêm đường hô hấp dạng nặng dẫn đến các tắt đường thở, co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và hạn chế cung cấp luồng khí O2 vào cơ thể. Do đó, người mắc bệnh hen phế quản sẽ cảm thấy rất ngột ngạt, khó thở, và phải thở gấp. Bệnh thường hay xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, vì khoảng thời gian này thời tiết thường hay thay đổi, tác động làm bệnh tái phát.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể là do di truyền, hoặc các yếu tố tự phát. Trong đó bao gồm nhiễm khuẩn, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng các dị vật như lông động vật, nấm mốc, khói thuốc lá, phấn hoa…

Những triệu chứng thông thường của bệnh hen phế quản

Những triệu chứng thông thường của bệnh hen phế quản chính là:

  • Ho, nặng ngực, khó thở, thở khò khè, thở có tiếng rít và tái phát nhiều lần.
  • Người bệnh bị vã mồ hôi, mệt mỏi, thường hắt hơi, sổ mũi, đau mắt liên tục từ khoảng 5 – 15 phút.
  • Có triệu chứng “cảm cúm” từ 10 – 15 ngày trở lên.
  • Trong trường hợp cơn hen lên đỉnh điểm sẽ làm người bệnh xanh xao, môi thâm nhạt, cơ thể tím tái, không thể nói được, thở gấp do thiếu oxy.

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh hen phế quản rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều người chưa ý thức được tình trạng bệnh nên không có sự quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sau. Nhiều bệnh nhân sau vài phút lên cơn hen và không thở được nhưng lại không có phương pháp cấp cứu kịp thời đã tử vong ngay sau đó. Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như: tràn khí phế nang, khí phế thủng, suy tim…

Người bị hen phế quản cần được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Họ cần phải ghi lại nhật ký của triệu chứng hen mỗi ngày để đánh giá mức độ bệnh nhằm đưa ra chế độ kiểm soát tốt nhất. Người bệnh tốt nhất là nên đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bệnh và tái khám định kỳ 1 lần/ tháng để đảm bảo bệnh được đẩy lùi.

Cách phòng chống bệnh hen phế quản

Để có thể phòng tránh bệnh hen phế quản, mỗi người cần tự lập cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh và bảo vệ cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất. Bạn có thể áp dụng các cách như sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.

Hút thuốc gây nguy hiểm rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Bởi vì các chất trong thuốc lá chứa nhiều chất kích ứng gây ung thư và viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp. Do đó, để tránh bị các bệnh hen suyễn thì bạn không được hút thuốc lá.

  • Giữ môi trường sống trong lành.

Khói thuốc lá, các mùi hóa chất độc hại, nấm mốc, khói bụi, mùi phấn hoa… là những tác nhân gây nguy hiểm đến đường hô hấp. Nếu bạn hít phải những mùi này trong thời gian dài sẽ bị tích tụ và gây nên bệnh hen phế quản. Do đó, bạn không nên tiếp xúc thường xuyên với môi trường có các mùi này.

Đối với nhà ở, hãy dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, tránh để bụi bẩn bám vào các vật dụng. Ngoài ra, bạn cần tiêu diệt các loại côn trùng, nấm mốc ở các góc tường. Nên thiết kế hệ thống cửa sổ và cửa chính để không khí được trong lành, thoáng đãng. Tuy nhiên, khi trời có gió lạnh hoặc về đêm thì bạn cần đóng các hệ thống cửa lại để tránh gió lùa vào bên trong.

  • Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, và các loài động vật khác.

Lông động vật có thể dị ứng với cơ thể con người. Có nhiều trường hợp bị hen phế quản do dị ứng với các loại lông chó, mèo, thỏ… Do đó, nếu bạn nuôi động vật trong nhà thì cần phải vệ sinh sàn nhà, thảm chùi chân thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng hạn chế tiếp xúc với động vật khi có dấu hiệu bị dị ứng.

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên.

Các đợt cúm, hen suyễn xảy ra do cơ thể nhiễm virut hợp bào. Do đó, mỗi người cần phải tự bảo vệ chính mình bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay trước và sau khi ăn để tránh virut xâm nhập. Hạn chế tập trung ở những nơi đông người, đặc biệt là nên giữ khoảng cách với những người bị hen suyễn.

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.

Không khí lạnh, hanh khô vào mùa đông hoặc lúc chuyển mùa chính là nguyên nhân dễ dẫn đến cảm cúm, kéo theo hen phế quản cấp. Do đó, trong thời tiết như vậy, bạn nhớ giữ ấm cho cơ thể, tắm nước nóng. Khi đi ra ngoài thì cần mang khăn choàng cổ, khẩu trang…

  • Tập thể dục, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Nếu cơ thể khỏe mạnh thì sẽ có sức đề kháng cao, khi đó hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại các tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh hen phế quản. Muốn làm được điều này, bạn cần phải tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Hãy chọn những bài thể dục nhẹ hoặc các môn thể thao đơn giản để luyện tập mỗi ngày.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh thực phẩm dễ gây dị ứng

Bạn nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng ổn định. Hãy bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều rau xanh, những thực phẩm chứa viatmin A, C và tránh các thực phẩm gây dị ứng như: tôm, cua, cá, thực phẩm chiên….

  • Sử dụng thiết bị xông mũi họng

Trong trường hợp bạn bị khó thở, ho, viêm đường hô hấp và phải điều trị theo thuốc của bác sĩ thì nên sử dụng máy xông mũi họng Domotherm Vital giải quyết nhanh tình trạng để không dẫn đến bệnh hen phế quản. Loại máy này sẽ giúp chuyển đổi thuốc theo đơn thành dạng dung dịch với các hạt nhỏ li ti được phun trực tiếp vào phổi, khu vực cần điều trị. Nhờ đó, bệnh sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh hen phế quản là gì và cách phòng tránh. Nếu còn vấn đề nào băn khoăn, bạn hãy liên hệ đến UEBE để được tư vấn nhé!