Nhiều người lo lắng khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, không biết là bệnh gì, có nguy hiểm không. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạch cầu tăng là gì?

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm độc. Bình thường, bạch cầu dao động trong khoảng 4.000 – 10.000/mm3 máu.

Bạch cầu tăng là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

 

Bạch cầu dao động trong khoảng 4000 – 10000mm3/máu

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị bạch cầu tăng

Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng hơn:

  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó chịu hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
  • Sốt.
  • Nhiễm trùng.
  • Khó thở, yếu cơ.
  • Vết thương khó lành, hay có vết bầm tím.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân tăng bạch cầu trong máu

Bạch cầu tăng cao trong máu có nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, kí sinh trùng khiến cơ thể gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan…
  • Do bệnh nhân mắc phải những hội chứng di truyền như hội chứng Down, hội chứng Bloom, hội chứng Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.
  • Bạch cầu tăng còn gặp trong bệnh bạch cầu, là một bệnh máu ác tính do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu trong tủy xương, thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bào cấp tính, bạch cầu tủy cấp tính (AML), bạch cầu lympho bào mạn tính.
  • Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như thuốc lá, bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzene,…), corticosteroids và epinephrine.
  • Một số loại hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác được coi là yếu tố nguy cơ cho bệnh bạch cầu.
  • Nguyên nhân ít gặp là trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu cấp tính, đa hồng cầu nguyên phát.
  • Khi người mắc các bệnh lí khác có ảnh hưởng làm tăng bạch cầu như bệnh xơ gan màng phổi, bệnh thấp khớp, bệnh lao, bệnh ho gà.

 

Bạch cầu tăng có thể do các bệnh nhiễm khuẩn

Bạch cầu tăng cao trong máu có phải bị ung thư?

Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.

Ngoài triệu chứng bạch cầu tăng cao, bạn có thể bị ung thư máu nếu xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau khớp, mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt, hay bị nhiễm trùng, chảy máu chân/nướu răng, dễ bầm tím, biếng ăn, sút cân, sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng.

Như vậy, lượng bạch cầu tăng cao trong máu không nhất định 100% bị ung thư. Nó chỉ có thể là biểu hiện của các triệu chứng thông thường như viêm, nhiễm trùng, virus tấn công do ho, sốt, vết thương ngoài da, các vết thương bên trong cơ thể, hay những bệnh có mức độ nghiêm trọng cao hơn như viêm phổi, viêm dạ dày… Để chắc chắn, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm máu.

 

Bạch cầu tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu

Cách chăm sóc người bị bạch cầu tăng trong máu cao

Trước tiên, người bệnh cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu do viêm nhiễm, bạn cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống khi hết viêm nhiễm. Bổ sung vào chế độ ăn uống như sắt, vitamin B9 và B12 nếu người bệnh bị thiếu máu.

Tóm lại, khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để biết có phải bị bạch cầu tăng hay không. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ có các chăm sóc và điều trị riêng.

 

Người bệnh cần được xét nghiệm máu để được xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bạch cầu tăng

Như vậy, bạch cầu tăng cao trong máu là một hiện tượng khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ xét nghiệm và có chẩn đoán cụ thể. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc của bạn về bệnh lí bạch cầu tăng. Chúc người bệnh sớm khỏi bệnh.