Tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu (còn gọi là xuất huyết). Vậy tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra bệnh và làm thế nào để phòng bệnh?

Nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một hội chứng gây ra bởi hai nguyên nhân chính gồm tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.

Trong nhóm tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi, có một số bệnh như: nhiễm khuẩn huyết, bệnh sốt xuất huyết dengue nặng gây giảm tiểu cầu hoặc các u máu lớn ở những vị trí khác nhau của cơ thể.

Bệnh làm giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương có thể là bệnh tủy xương, gây giảm các mẫu tiểu cầu như bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy, bạch cầu cấp… Khi đó giảm tiểu cầu được xem là tình trạng thứ phát do các bệnh chính gây ra.

Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhưng không xác định được nguyên nhân, còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, là bệnh lý tự phá hủy tiểu cầu do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây nên.

Nhóm người nào dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu?

  • Giới tính: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Trẻ em bị bệnh nhiễm vi rút như sởi, quai bị, vi rút viêm đường hô hấp.

Biểu hiện dễ thấy của xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh nhân khi bị bệnh giảm tiểu cầu là hội chứng chảy máu, nhất là vùng da và niêm mạc. Trường hợp người bệnh bị chảy máu dưới da, vùng dưới da của họ sẽ xuất hiện các nốt chấm hoặc mảng bầm máu. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như chảy máu mũi và lợi chân răng.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Giảm tiểu cầu tuy không phải bệnh nan y nhưng cũng khá nguy hiểm nên người bênhj không nên chủ quan. Đây không phải bệnh di truyền, hay tái phát, bệnh nhân phải khám định kỳ hằng tháng.

Phòng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu bằng cách nào?

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bảo đảm nguồn nước mình dùng phải là nước sạch;
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin;
  • Quan hệ tình dục an toàn;
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày;
  • Không sử dụng thuốc gây nghiện hay tiêm chích ma túy;
  • Hạn chế thức uống có cồn, không uống càng tốt;
  • Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen;
  • Hạn chế dùng dụng cụ có các đầu, bề mặt sắc nhọn, cụ thể như dao, kéo, tua vít… cần dùng găng tay khi sử dụng chúng nhằm hạn chế gây thương tích;
  • Tránh dùng cả những vật dụng có bề mặt sắc cạnh, ngay cả khi sàn nhà trơn cũng góp phần làm nên các nguy cơ cho các va chạm và dễ dẫn đến bầm tím cơ thể;
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần;
  • Tái khám đúng hẹn để theo dõi kịp thời diễn tiến các triệu chứng;
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

Khi cơ thể bị xuất huyết tiểu cầu, chúng ta cần tuân theo lối sống lành mạnh, tránh mọi tác nhân có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh. Bệnh nhân luôn cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc hay bất cứ mẹo dân gian chữa trị hiện tượng xuất huyết tiểu cầu nhằm giúp đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì về sức khỏe thì nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp, chúng tôi không được phép tư vấn online về những vấn đề này