Trong số những căn bệnh cộng đồng hiện nay, viêm dạ dày cấp nằm trong tốp đầu về số lượng người mắc phải. Thông thường bệnh là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Vậy chúng ta cần xử trí như thế nào khi bị viêm dạ dày cấp?

Cách xử trí khi đau dạ dày cấp

Khi có cơn đau thượng vị, người bệnh cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Trước hết điều trị triệu chứng, nhất là giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Bởi vì dịch vị càng xuất tiết nhiều càng kích thích niêm mạc dạ dày càng gây đau, gây nôn khó chịu. Nếu bị ngộ độc thực phẩm cần rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

Nếu ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn cần dùng kháng sinh theo phác đồ, nếu xét nghiệm mảnh sinh thiết dạ dày chứng  tỏ viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần dùng kháng sinh đủ liều lượng. Ngày nay, có nhiều phác đồ điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP, tốt nhất là điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

Bác sỹ khuyên gì về viêm dạ dày cấp?

Về chữa bệnh

Sử dụng thuốc chữa viêm dạ dày cấp tính, trước hết phải ngưng các chất có hại cho niêm mạc dạ dày.

  • Nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn thì sử dụng kháng sinh;
  • Nếu có xuất huyết thì sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa;
  • Nếu do nguyên nhân nhiễm độc hóa chất thì cần rửa dạ dày… Tùy từng trường hợp mà sử dụng thêm các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc giảm tiết acid, thuốc làm săn se niêm mạc,…
  • Người bệnh nên ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu và đảm bảo dinh dưỡng cho niêm mạc dạ dày.

Về chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Thực hành tốt thói quen ăn uống: cách ăn cũng quan trọng như ăn những gì, ăn vừa phải, ăn vào các thời điểm thường xuyên và thư giãn trong khi ăn;
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: thường thì vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra bất kể trọng lượng. Tuy nhiên, đầy hơi ợ nóng, và táo bón có xu hướng phổ biến hơn ở những người thừa cân;
  • Tập thể dục: tập thể dục làm tăng nhịp thở và nhịp tim, cũng kích thích các hoạt động của cơ đường ruột, giúp đỡ di chuyển chất thải thực phẩm qua đường ruột nhanh hơn. Tốt nhất là tập luyện khoảng 30 phút hoạt động trong ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Kiểm tra với bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục;
  • Đừng để căng thẳng: Stress không những làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, mà còn làm tăng sản xuất acid dạ dày và chậm tiêu hóa. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và cách lành mạnh để thư giãn. Nếu gặp vấn đề thư giãn, xem xét việc lập thiền hoặc học tập yoga.

Ngoài ra, trị liệu massage có thể nới lỏng cơ bắp và dây thần kinh.

5/5 - (1 bình chọn)