Xơ vữa động mạch và nguy hiểm không? Một thắc mắc phổ biến hiện nay mà nhiều người đang tìm câu giải đáp chính xác nhất. Xơ vữa động mạch là tình trạng một mảng xơ vữa bất thường hình thành và bám trên thành động mạch, từ đó làm hẹp lòng động mạch và làm cản trở quá trình lưu thông máu.

Đây là căn bệnh xuất hiện phổ biến không chỉ ở tuổi già mà còn ở tuổi thanh niên và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta.

Xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch có liên quan gì

Không nhiều người biết rằng xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, mạch máu ngoại vi…nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị.

Biểu hiện của xơ vữa động mạch là gì?

Nằm trong số các bệnh có diễn tiến âm thầm nên phần lớn bệnh nhân khi bị đau tim hay đột quỵ mới biết mình bị xơ vữa động mạch. Khi thấy mình có các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, yếu ớt bất thường, nhức đầu, khó nói, mờ mắt hãy nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế sớm nhất.

Xơ vữa động mạch vành là động mạch cung cấp máu nuôi tim, nếu sự cung cấp máu đến tim bị thiếu, có thể gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, với các triệu chứng: nôn mửa, hốt hoảng, đau ngực, ho…

Xơ vữa động mạch thận là động mạch cung cấp máu đến thận, nếu việc cung cấp máu bị hạn chế sẽ gây tổn thương thận mạn tính. Bệnh nhân có các triệu chứng: mất cảm giác ngon miệng, phù bàn tay và bàn chân, khó tập trung…

Xơ vữa động mạch ngoại biên là các động mạch chân tay, hay gặp ở động mạch chân bị xơ vữa. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau chân ở một hoặc cả hai chân, vị trí ở bắp chân, đùi và mông.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch

Bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, người nghiện bia rượu và người cao tuổi là các đối tượng dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch hơn những người khác. Bên cạnh đó, sống trong môi trường ô nhiễm không khí tạo điều kiện cho việc hình thành các cholesterol xấu trong động mạch cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Vì vậy, duy trì lối sống khỏe mạnh, năng thể dục thể thao, ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít cholesterol, nói không với rượu bia, thuốc lá và giữ cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch cũng như các bệnh tim mạch khác.

Bác sỹ điều trị xơ vữa động mạch

Chụp X-quang mạch máu và đặt stent: Các bác sỹ chuyên khoa tim mạch sẽ sử dụng một ống mỏng chèn vào trong mạch máu ở chân hoặc cánh tay. Giúp nhìn thấy tình trạng xơ vữa động mạch trên màn hình X-quang. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật tạo hình mạch vành và đặt stent có thể giúp mở thông động mạch bị tắc nghẽn.

Lưu ý, đặt stent tuy có thể giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch, nhưng không ngăn ngừa được các cơn đau tim xảy ra.

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: là kỹ thuật sử dụng mạch máu khỏe mạnh từ tay, bụng, chân hoặc ngực kết nối các động mạch khác trong tim. Nhờ vậy, máu có thể đi qua khu vực bị bệnh hoặc bị tắc nghẽn.

Cách này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp xơ vữa động mạch nghiêm trọng, bởi vì nó có thể để lại nhiều biến chứng.

Các thông tin về xơ vữa động mạch nêu trên sẽ giúp bạn mở rộng phần nào hiểu biết về căn bệnh này. Từ đó có hướng tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy có bệnh tật. Sau tất cả, một lối sống dinh dưỡng và năng động luôn có ích cho tất cả chúng ta.

4.7/5 - (3 bình chọn)