Theo thống kê của Bộ Y Tế, có khoảng 48% người mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch, đột quỵ não, thậm chí gây tử vong cao.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh mãn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch.

Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là tăng huyết áp. Người có độ tuổi cao, huyết áp tâm thu sẽ tăng >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao (<90mmHg).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp

  • Độ tuổi : Người cao tuổi trên 60 tuổi thì càng dễ mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Giới tính : Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nữ giới vì có lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không khoa học.
  • Thừa cân : Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cao huyết áp vì mỡ tích tụ quanh bụng, hông và đùi gây nên.
  • Di truyền : Nếu gia đình có lịch sử bị cholesterol cao, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.
  • Ăn mặn : Một số người nhạy cảm với muối hoặc natri nên huyết áp thường xuyên cao. Giải pháp tốt nhất là giảm lượng muối, sau đó giữ ở mức an toàn.
  • Chất kích thích : Rượu, bia có hại cho sức khỏe, trong đó ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, tránh uống nhiều rượu, đặc biệt rượu mạnh nhằm giữ huyết áp ở mức bình thường.
  • Thuốc ngừa thai : Theo nghiên cứu mới đây, uống thuốc ngừa thai thường xuyên hay khẩn cấp đều có thể làm căn bệnh cao huyết áp tiến triển nhanh.
  • Căng thẳng : Công việc căng thẳng, hay những nguyên nhân khác gây áp lực trong đời sống có thể làm thay đổi huyết áp.
  • Lười hoạt động : Lười vận động, không luyện tập thể thao kết hợp với chế độ ăn uống không hợp lý là những nguy cơ phát triển căn bệnh cao huyết áp.

Ăn rau củ nhiều giúp bạn tránh được bệnh tăng huyết áp

Cách điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Để giữ huyết áp của mình luôn ở mức bình thường, người bệnh cần hỗ trợ điều trị theo các cách sau.

Hỗ trợ điều trị không bằng thuốc

  • Phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ quả, sản phẩm bơ sữa ít chất béo, giảm cholesterol và mỡ (nhất là mỡ bão hòa) giàu kali và canxi.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể cao, có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích.

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc

Để có kết quả tốt trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp, ngoài việc có chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần kết hợp điều trị với thuốc nhằm làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, người bệnh không tự ý bỏ lỡ liều trình điều trị hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp

  • Luôn giữ chế độ ăn uống hợp lý, không ăn quá mặn, có lối sống lành mạnh, không lạm dụng chất kích thích.
  • Điều chỉnh không cho lượng cholesterol trong máu cao quá mức cần thiết, thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật chế từ đậu nành, lạc, vừng.
  • Tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tánh tình trạng căng thẳng, lo âu.

Lưu ý : Đối với người đã mắc bệnh cao huyết áp cần phải kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, để tiện cho việc theo dõi người bệnh có thể sử dụng máy đo huyết áp Visocor, Visomat tại nhà. Với những ưu điểm vượt trội, Visocor,Visomat là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn và gia đình. Máy đo huyết áp VisocorVisomat được nhập khẩu 100% trực tiếp từ Germany và đặt các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Châu Âu.

Bạn có thể tham khảo giá hoặc mua online các sản phẩm máy đo huyết áp chính hãng của UEBE Vietnam TẠI ĐÂY.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp và có cách điều trị kịp thời.

Các lý do dẫn đến tim đập nhanh tay chân bủn rủn
Thường xuyên thiếu nước, ăn uống thiếu dinh dưỡng (vitamin B12)
Stress quá độ
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu
Cơ thể ít vận động
Hoặc tình trạng tim đập nhanh tay chân bủn rủn còn có thể là do bạn bị huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp
Huyết áp được gọi là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người bị huyết áp thấp hầu hết đều có những triệu chứng sau:
Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi;
Hoa mắt chóng mặt;
Tim đập nhanh tay chân bủn rủn;
Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận;
Có cảm giác buồn nôn;
Suy giảm khả năng tình dục, da nhăn, khô;
Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc;
Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh toàn thân;
Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng
Hướng phòng ngừa và điều trị
Bác sỹ khuyên gì cho người bị tim đập nhanh tay chân bủn rủn
Lời khuyên cho những người hay gặp vấn đề tim đập nhanh tay chân bủn rủn tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, giảm stress, nghỉ ngơi điều độ và hoạt động thể chất đều đặn. Bổ sung các thực phẩm giàu magnesium trong chế độ ăn hằng ngày như bí ngô, hạnh nhân, hạt điều, rau xanh đậm, củ cải, cải xoăn,… Uống đủ nước mỗi ngày vì mất nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc tim đập nhanh tay chân bủn rủn, luôn có cảm giác hồi hộp.
Phòng tránh bệnh huyết áp thấp
Việc ổn định huyết áp là rất quan trọng, bất kỳ sự tăng – giảm nào so với mức bình thường đều đáng lo ngại.
Do đó cần có biện pháp phòng tránh bệnh huyết áp thấp như:
Nên ăn nhiều hoa quả;
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể;
Ăn mặn hơn thường ngày một chút;
Tập luyện thể dục thể thao điều độ, hằng ngày;
Hạn chế uống rượu bia;
Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày;
Uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày;
Tránh hoạt động trực tiếp dưới trời nắng, mưa quá lâu
Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi huyết áp bằng cách đi khám định kỳ hoặc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sức khỏe, từ đó có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.
Máy đo huyết áp Visocor, Visomat được tin dùng hiện nay
Biết được những triệu chứng huyết áp thấp sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị kịp thời. Các phương pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả như luyện tập thể lực, ăn uống và sinh hoạt điều độ. Ngoài ra, việc đo huyết áp tại nhà là cách tầm soát các chỉ số huyết áp tốt nhất mà mỗi người nên áp dụng.hệ thống suy tim duy trì suy thận bao gồm gây ra tăng huyết á tuy nhiên bị tăng huyết áp