Chảy máu mũi có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, chưa thể khẳng định bệnh chính xác, nói cách khác là có những nguyên nhân ít biết của xì mũi ra máu và cách phòng tránh. Phần lớn hiện tượng chảy máu mũi là lành tính và sẽ tự cầm máu, nhưng trong một vài trường hợp lại là biểu hiện của bệnh nặng cần phải có sự can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân của xì mũi ra máu là gì

Một số bệnh về máu do thiếu yếu tố đông máu cũng có thể là nguyên nhân dễ gây chảy máu, nhất là máu mũi. Ngoài ra, bệnh về cơ quan tạo máu như ung thư máu, bệnh bạch cầu cấp cũng hay gây chảy máu mũi.
Các nguyên nhân khác cũng thường gặp đó là:

Do chấn thương: Tất cả những chấn thương động đến mũi đều có thể gây chảy máu mũi, nhất là những chấn thương vùng giữa mặt. Có một số người rất nhạy cảm với những va chạm dù rất nhẹ như ngoáy mũi, lau mặt hơi mạnh tay cũng đủ gây chảy máu. Khi khám mũi thường có vết loét trong mũi (đặc biệt ở điểm mạch) hoặc có vẹo vách ngăn mũi.

Do nguyên nhân nội tiết: Một số trường hợp thay đổi nội tiết trong thời kỳ có thai những tháng đầu hoặc theo chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây chảy máu do xung huyết niêm mạc mũi.

Viêm mũi dị ứng

Có thể xì mũi ra máu là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc chống dị ứng, chống viêm tại chỗ, có thể dùng dạng xịt, dạng hít hay khí dung. Viêm mũi dị ứng dẫn đến xì ra máu thường là do môi trường công tác, sinh sống, di chuyển, hoặc do chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của bạn và bạn hít vào, ăn uống vào,… là sẽ bị dị ứng. Nên khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó

Xì mũi ra máu có nguy hiểm?

Cách xử trí khi bị chảy máu mũi

Cần hết sức bình tĩnh khi bị chảy máu mũi. Nếu nhìn thấy rõ máu chảy ra đằng trước thì dùng hai ngón tay bóp vào hai cánh mũi (phần mềm của cánh mũi chứ không phải sống mũi). Làm như vậy là ép chặt phần điểm mạch là nơi hay chảy máu nhất, ấn bóp như thế ít nhất 10 phút mới có tác dụng cầm máu. Nếu máu chảy nhiều cần nằm xuống để tránh choáng ngất do mất máu trong khi đưa đến bệnh viện.

Bảo vệ cơ thể để không bị xì mũi ra máu

Để hạn chế bị xì máu mũi, cần tránh tất cả các chất mùi mà bạn hít vào gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông vật nuôi. Lưu ý là dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi nghỉ.

Khi trời lạnh điều trị viêm mũi dị ứng thì nên đeo khẩu trang, để tránh hít khí lạnh trực tiếp. Khí thở ra sẽ làm khẩu trang ấm lên, nên khí hít vào qua khẩu trang cũng được làm ấm. Nếu chảy máu mũi trước, thì ngồi cúi người ra phía trước, dùng ngón tay bóp chặt 2 cánh mũi khoảng 5-­10 phút, há miệng thở, theo dõi lượng máu chảy ra. Nếu chảy máu nhiều phải tới ngay cơ sở y tế để nhét che mũi cầm máu.