Khớp gối thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị bệnh đau khớp gối, bệnh tập trung nhiều ở người già, phụ nữ hay đi giày cao gót, hay những vận động viên thể thao.

Ở người lớn tuổi, đau khớp gối rất thường xảy ra khi lớp sụn bị thoái hóa, khiến đầu gối khó khăn khi di chuyển, gây sưng, đau. Còn người trẻ thì sao?

Người trẻ tuổi là đối tượng dễ xem thường bệnh đau khớp gối

Khá nhiều người trẻ hiện nay vẫn đang xem nhẹ triệu chứng đau nơi khớp gối vì họ nghĩ rằng chỉ những người già mới bị thôi. Trên thực tế, bệnh đau khớp gối lại đang gia tăng ở người trẻ, đặc biệt là những người có lối sống thụ động, người ngồi làm việc nhiều trên máy tính hay người ít rèn luyện thân thể.

Nguyên nhân gây nên đau khớp gối ở người trẻ

Chấn thương: bất cứ các chấn thương vùng xương khớp ít nhiều cũng có nguy cơ để lại các di chứng liên quan. Đặc biệt khi khớp gối lại là bộ phận rất nhạy cảm, chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, sụn, khớp gân, dịch quanh đầu gối. Từ đó gây ra các cơn đau nhức khó chịu.

Đặc thù công việc: những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, đi giày cao gót thường xuyên như nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may, giáo viên…có nguy cơ mắc bệnh đau đầu gối là khá cao hơn các đối tượng làm các công việc khác.

Lười vận động: các vận động viên thể thao chuyên nghiệp bị chấn thương sẽ gây ra tình trạng đau khớp gối. Bên cạnh đó, những người ngồi ì một chỗ cũng có khả năng cao mắc bệnh, bởi hệ xương khớp bị lỏng lẻo, đàn hồi kém.

Thừa cân, béo phì: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối ở người trẻ. Theo nghiên cứu cho hay, cứ tăng 0,45kg, khi đi khớp gối sẽ phải chịu thêm 1,5kg và khi chạy trọng lượng đè lên sẽ là 4,5 kg. Vì thế cũng dễ hiểu vì sao những người bị thừa cân béo phì dễ mắc bệnh đau khớp gối hơn người khác.

Phụ nữ mang thai: cũng thường bị đau khớp gối. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia y học, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp gối khi mang thai là do tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bệnh đau khớp gối chân

5 cách giảm đau tạm thời khi bị đau khớp gối

  • Ngưng vận động khi có triệu chứng viêm đau khớp gối
  • Lấy đá lạnh để trong khăn và chườm ngay
  • Kê cao chân, nằm thư giãn vì mạch máu li ti đã vỡ sẽ ra máu dồn và ra máu bầm nhiều hơn
  • Dùng nạng nâng đỡ, hoặc chống gậy khi cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển
  • Sau 1-2 ngày không đỡ thì nên đến bác sĩ thăm khám và kiểm tra sớm
  • Phòng ngừa đau khớp gối như thế nào

Giữ cân ổn định

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là một trong những điều tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Cứ mỗi pound thêm căng thẳng đặt bổ sung trên các khớp xương, tăng nguy cơ chấn thương dây chằng, gân và viêm xương khớp.

Hãy dẻo dai hơn

Hãy thử duy trì việc tập luyện thường xuyên để không chỉ có cơ thể khỏe mạnh, mà còn hạn chế bệnh đau khớp gối nữa nhé.

Đi bộ để tăng cường vận động khớp gối nhiều hơn

Một số ý kiến cho rằng khi bị đau khớp gối thì nên ở nhà nghỉ ngơi, tránh đi lại, tránh vận động. Tuy nhiên, chính những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe… là những cách đơn giản để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như giúp hệ xương khớp được dẻo dai hơn.

5/5 - (2 bình chọn)