Các mẹ luôn muốn dõi theo sự phát triển của bé yêu từ khi chỉ bằng hạt đậu cho đến khi thành hình, chỉ số thai nhi sẽ phản ánh quá trình thú vị đó.

Chỉ số thai nhi

Tìm hiểu về chỉ số thai nhi

Các ký hiệu và số liệu trên bảng kết quả siêu âm thai định kỳ sẽ cho thấy nhiều điều về em bé. Trong đó tiêu biểu như cân nặng thai nhi, nhịp tim, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, chiều dài đầu mông, chỉ số nước ối,…cho bạn một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thai nhi. Thông thường các mẹ hay quan tâm đến chiều cao và cân nặng.

Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ cho bạn biết bé có đang phát triển bình thường không. Cần nhớ, chỉ số thai nhi theo chuẩn chỉ là mức độ phát triển trung bình, vì bản thân mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Đồng thời, bạn sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để con yêu phát triển một cách tốt nhất.

Tuần BPD (mm) FL (mm) AC (mm) HC (mm) EFW (g)
16 + 0 26-38, trung bình 32 18-22, trung bình 20 98-131, trung bình 115 117-131, trung bình 124 121-171, trung bình 146
16 + 1 27-39, trung bình 33 19-23, trung bình 21 98-134, trung bình 117 119-134, trung bình 126 125-177, trung bình 151
16 + 2 27-39, trung bình 33 19-23, trung bình 21 99-136, trung bình 118 121-135, trung bình 128 129-183, trung bình 156
16 + 3 28-40, trung bình 34 20-24, trung bình 21 99-138, trung bình 119 123-135, trung bình 130 133-189, trung bình 161
16 + 4 28-40, trung bình 34 20-24, trung bình 22 99-140, trung bình 120 126-142, trung bình 134 138-194, trung bình 166
16 + 5 29-41, trung bình 35 21-25, trung  bình 22 99-142, trung bình 121 126-142, trung bình 134 142-200, trung bình 171
16 + 6 29-41, trung bình 35 21-25, trung bình 23 99-145, trung bình 123 128-144, trung bình 136 146-206, trung bình 176
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần

Các chỉ số thai nhi quan trọng

Một số thuật ngữ quan trọng, cũng các ký tự viết tắt bằng tiếng Anh về chỉ số thai nhi:

  • GA (Gestational Age): tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối
  • GSD (Gestational Sac Diameter): đo trong những tuần đầu thai kỳ
  • BPD (Biparietal Diameter): đường kính lưỡng đỉnh (là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé)
  • FL (Femur Length): chiều dài xương đùi
  • EFW (Estimated Fetal Ưeight): khối lượng thai ước tính
  • CRL (Crown Rump Length):  chiều dài đầu mông. Trong nửa đầu thai kỳ, bé hay cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Trọng lượng của bà mẹ

Tương đương với cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cũng có mức tăng cân khác nhau theo mỗi giai đoạn của thai kỳ. Thông thường trong quý đầu mang thai, các mẹ chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi tuần tăng khoảng 0,3-0,5kg là hợp lý. Sự tăng cân đều đặn của người mẹ là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học, cũng như cho biết em bé trong bụng đang phát triển tốt.

5/5 - (1 bình chọn)