Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về cả tâm lý lẫn sinh lý. Chính vì vậy, khi sau khi sinh, cần được quan tâm và thực hiện một số phương pháp chăm sóc sau sinh đúng cách để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh trở lại.

Vì sao cần chăm sóc sau sinh? 

Sau những tháng ngày mang thai vất vả và trải qua quá trình vượt cạn đầy khó nhọc, mệt mỏi thì sau sinh là thời điểm các bà mẹ được chăm sóc tốt nhất. Cùng với niềm hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của con khi mới chào đời thì các mẹ cũng gặp phải không ít khó khăn với những vấn đề về việc chăm sóc sau sinh.

Không chỉ mệt mỏi về tinh thần mà sức khỏe của các bà mẹ sau khi sinh cũng giảm đi đáng kể, việc thay đổi nội tiết sau khi mang thai khiến da mặt bị thâm nám, nổi mụn, thân hình không còn thon gọn như trước cũng khiến một số chị em mất đi sự tự tin vốn có của bản thân.

Việc tìm ra cho mình một phương pháp chăm sóc sau sinh hợp lý sẽ giúp các bà mẹ có một sức khỏe tốt để đủ sữa cho con bú, đồng thời cũng lấy lại được vóc dáng thon gọn như thủa ban đầu.

Chăm sóc sau sinh như thế nào để đạt hiệu quả?

Chăm sóc sau sinh giúp phụ nữ có thể lấy lại trạng thái cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần. Người phụ nữ sau khi sinh cần được chăm sóc đúng cách để có thể hồi phục một cách nhanh nhất.

1. Mất bao lâu để người mẹ nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể?

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, các cơ quan, tế bào trong cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi, trong đó thay đổi rõ rệt nhất mà người mẹ có thể cảm nhận được chính là sự thay đổi của bộ ngực, khung xương chậu và cổ tử cung…Vì vậy, sau khi sinh xong, người mẹ cần 6 đến 8 tuần để có thể hồi phục lại sức khỏe. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để người mẹ nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân.

2. Vệ sinh cá nhân đúng cách

Việc tắm gội, vệ sinh cá nhân sau sinh giúp cho làn da trên cơ thể được vệ sinh, các lỗ chân lông được giãn nở, thoát hết bụi bẩn, giúp da hô hấp tốt hơn, có thể tránh được viêm da hay nhiễm trùng da.

Các bà mẹ nên gội đầu và tắm toàn thân sau khi sinh được 2 đến 3 ngày. Vì sau sinh, sức khỏe còn yếu nên các bà mẹ nên gội đầu và tắm bằng nước ấm, không nên tắm gội quá lâu, đặc biệt là không được ngâm mình trong bồn tắm.

Sau khi gội đầu cần dùng máy sấy để sấy khô tóc và lau khô toàn thân trước khi mặc quần áo, mang tất chân để tránh lạnh chân khi về già.

3. Vệ sinh kinh nguyệt sau sinh

Thông thường, các bà mẹ sẽ không có kinh nguyệt trong thời gian cho con bú, nhưng điều đó không chắn chắn rằng bạn không có thai nếu có “quan hệ”. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú mà vẫn xuất hiện kinh nguyệt thì điều đó cũng là điều hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại cả. Sau khi ngưng cho con bú từ 1-2 tháng, kinh nguyệt sẽ có trở lại như bình thường, cũng có một số ít trường hợp bà mẹ có kinh trở lại sau khi sinh con được khoảng một tháng.

4. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần nạp một lượng calo rất lớn để có thể chăm sóc cho em bé và cho em bé bú, vì vậy trong khẩu phần ăn cần phải tăng thêm về cả số lượng món ăn cũng như chất lượng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, không nên dùng đồ ăn lạnh hoặc đồ ăn để nguội, nên dùng thức ăn chín và nóng. Thực đơn của các bà mẹ cũng cần thay đổi liên tục, tránh trường hợp chỉ ăn một món trong suốt quá trình ở cữ sau sinh.

Các mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như sắt, acid folic để có đủ sữa cho con bú. Uống nước đầy đủ để tránh tình trạng thiếu nước, khô da.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng của mẹ, trong vòng một tháng đầu sau sinh thì các bé cũng cần được bổ sung các loại Vitamin A theo chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức hàng năm. Các bé cũng cần được tiêm phòng đầy đủ để có sức đề kháng tốt hơn.

5. Vận động đúng cách

Vận động sau sinh là điều cần thiết với mỗi bà mẹ. Mỗi một cử động trên cơ thể đều giúp ích cho người mẹ, vận động thân thể giúp sự co hồi ở tử cung tốt hơn, tránh bế sản dịch hay thuyên tắc mạch. Trong những ngày đầu, các mẹ có thể ra khỏi giường sau 8 giờ sinh đầu tiên, những ngày tiếp theo có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng. Sau 1 tuần, các bà mẹ có thể vận động toàn thân với một số động tác thể dục nhẹ nhàng ở cường độ vừa phải. Vận động mỗi ngày với những động tác đơn giản sẽ giúp người mẹ có thể lấy lại vóc dáng ban đầu.

6. Chăm sóc vùng ngực sau sinh

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, chứa nhiều dinh dưỡng nhất đối với trẻ nhỏ mà không có bất kỳ một loại sữa nào có thể thay thế được. Chính vì thế, trong suốt 6 tháng đầu của trẻ, các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Việc cho con bú cũng giúp tạo nên mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và con.

Khi mang thai, ngực của người mẹ đã thay đổi đáng kể nhưng sau khi sinh và cho con bú ngực còn lớn hơn nữa. Vì vậy, để bảo vệ bộ ngực của mình, các mẹ nên chọn loại áo ngực phù hợp, tránh các loại áo ngực quá chật hoặc quá rộng, nên mặc các loại áo vừa phải, thoải mái để vừa có thể cho con bú dễ dàng, vừa tránh ngực bị xệ.

Các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú trước khi cho con bú, nên ngồi dậy khi cho bé bú, cho bé bú đều cả hai bên để sữa được tiết ra đều hơn, tránh trường hợp bị tắc tia sữa một bên.

Sau khi sinh, các mẹ cũng nên tăng cường giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh để giảm bớt lo âu, nỗi sợ cô đơn, đồng thời cũng tránh được tình trạng thay đổi cảm xúc bất thường sau sinh dẫn đến trầm cảm, tự kỷ.

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe sau sinh các mẹ cũng có thể tìm đến các phương pháp làm đẹp, thư giãn khác như xông hơi, massage tan mỡ…để lấy lại vóc dáng của mình một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc lấy lại được vóc dáng sẽ giúp các mẹ trở nên tự tin hơn và tâm lý thoải mái hơn.

5/5 - (2 bình chọn)