Đau thượng vị là triệu chứng xuất hiện ở vùng bụng phía trên rốn (hay giữa hai khung sườn), là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Đối tượng mắc chứng bệnh này tương đối phổ biến, chủ yếu tập trung ở nam giới đối tượng từ 25 đến 45 tuổi. Những người hay lạm dụng rất nhiều rượu bia, thuốc lá,…

Vì liên quan đến vị trí các cơ quan nên những cơn đau vùng thượng vị chủ yếu là những bệnh như viêm tụy, viêm – loét tá tràng, đau dạ dày,…

Vậy biểu hiện và cách chữa bệnh đau thượng vị là gì?

Biểu hiện của bệnh đau thương vị

Triệu chứng đau thượng vị ở mỗi bệnh nhân không có quá nhiều sự khác biệt mà vẫn tập trung chủ yếu ở những cơn đau, tuy nhiên xuất hiện nhiều nhất vẫn là 3 kiểu đau phổ biến sau:

Đau vùng thượng vị từng cơn: Tình trạng này không kéo dài quá lâu và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, khi đau vùng thượng vị từng cơn thì các cơn đau gây co thắt khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng.

Đau tức vùng thượng vị: Những cơn đau tức vùng thượng vị thường có mức độ nhẹ hơn chủ yếu là đau, tức ngực nhẹ đôi khi kèm theo cả ợ hơi, ợ nóng.

Đau thượng vị âm ỉ: Những cơn đau âm ỉ, lâm râm khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu là một trong những dấu hiệu đau thượng vị phổ biến. Mặc dù không quá đau đớn nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu cản trở việc ăn uống, cũng như chế độ sinh hoạt.

Cách chữa bệnh đau thượng vị

Các liệu trình chữa bệnh theo phương pháp dân gian có hiệu quả nhất định với người bị đau thượng vị, với điều kiện bạn đã thăm khám và lắng nghe bác sỹ tư vấn kỹ càng rồi mới về áp dụng nhé!

Gừng

Gừng vốn là vị thuốc có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa. Bởi vì, gừng có tính kháng khuẩn cao, giúp chống viêm, giảm đau thượng vị. Cải thiện tình trạng tim đập nhanh, chống co giật.

Vì vậy, mỗi khi bạn có triệu chứng đau thường vị về đêm thì hãy nhanh chóng pha trà gừng hoặc nhai ngay một viên kẹo gừng đã để sẵn trong túi nhau, ngậm. Cách làm này đơn giản nhưng giúp bạn sớm giảm đau dạ dày nhanh chóng

Cây bồ hoàng

Chuẩn bị bài thuốc gồm: Bồ hoàng 50g, trạch hả 20g, chi tử 20g.

Đem các nguyên liệu trên rửa sạch phơi khô, riêng với bồ hoàng các bạn tán nhuyễn thuốc rồi xay nhỏ các vị thuốc còn lại cho vào sắc. Ngày uống từ 3 – 4 lần, uống liên tục trong vòng một tháng sẽ thấy có kết quả.

Pha nước muối để súc miệng

Một trong những nguyên nhân gây nên đau thượng vị là do đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn và để chữa đau vùng thương vị, trước tiên bạn cần tiêu diệt các vi khuẩn này. Cách tốt nhất là hàng ngày bạn nên sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng kết hợp với pha nước muối trong nước ấm để uống.

Làm nóng bụng giảm đau thượng vị rất tốt

Đây là cách giúp giảm đau thượng vị về đêm không tốn tiền, lại vô cùng hiệu quả. Thực hiện bằng cách lấy một nắm muối hạt rang nóng lên, bọc vải sạch rồi chườm vào vị trí vùng bụng bị đau nhức (hoặc có thể lấy khăn sạch, nhúng nước ấm và vắt nhẹ, áp lên vùng bụng cho đến khi hết ấm thì lại nhúng nước nóng, vắt sạch và đắp tiếp).

Hơi nóng của muối hạt hoặc nước ấm sẽ lan tỏa khắp vùng dạ dày nhanh chóng, không những vậy nó còn giúp thúc đẩy lưu thông máu, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chế độ ăn của người mắc bệnh đau thượng vị

Với bệnh nhân đau thượng vị nói riêng mà mắc những chứng bệnh dạ dày nói chung chế độ ăn uống cực kì quan trọng đối với hiệu quả điều trị của bệnh lý.

Người bị đau thượng vị nên ăn gì?

Với người bệnh đau vùng thượng vị nên ăn những thực phẩm, hoa quả có tính mát, giải độc gan như trái dứa, các món ăn từ sứa, mướp tươi, dưa chuột,… tránh ăn những đồ cay nóng, đặc biệt là các món ăn có nhiều ớt, cùng với đó là hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính nóng như dưa hấu, sầu riêng,…

Thức uống dành cho người hay bị đau thượng vị

Khi bị đau thượng vị nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, có thể là nước lọc, nước khoáng nếu tốt hơn là các loại nước trái cây mát. Chú ý là không uống rượu bia, các loại đồ uống có ga hoặc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là những chất ma túy.

5/5 - (1 bình chọn)